Saturday, September 27, 2008


Thursday, September 25, 2008

GHÉ LẠI TUY HÒA
Nguyên Giao
Quê anh có núi Chóp Chài
Cầu hai mốt nhịp nối dài ngang sông
Sông Cầu có đỉnh Cù Mông
Dừa xanh níu lại chân không muốn về
Củng Sơn qua dốc Đá Đề,
Ngân điền đất bạc ngó về Đồng Cam
Trên đường thiên lý về Nam
Vũng Rô – Mũi Điện xanh lam biển trời
Đá bia ghi dấu một thời
Cha ông mở cõi rạng ngời nước Nam
Ô Loan chờ ngọn gió Nam
Thăm gành đá Dĩa - Từ Nham – Quán Sò
Ớn xe thì xuống đi đò
Về thăm phố núi câu hò gái trai
“Ơi ! Hò nhất gái La Hai,
Nhì trai Đồng Nghệ...” mối mai tui dùm
Muốn ăn tôm sú, tôm hùm
Thì về Xuân Cảnh bì bùm sóng reo
Vui xuân nhớ dắt con theo
Nghe thơ Nhạn Tháp, Nguyên Tiêu đêm rằm
Đau thương ruột tím, gan bầm
Từ trong gian khổ ươm mầm lúa xanh
Một lần ghé lại quê anhGiữa đêm gió mát trăng thanh Tuy Hòa.

Đa đoan

Đa đoan
Kẻ ôm nhiều việc quá
Chẳng làm nên việc gì
Nói với nhau nhiều quá
Chẳng nói được điều gì

Ngổn ngang tơ rối trăm bề
Định lội bến dưới lại về bến trên
Đời người hai chữ xui hên
Có khi dốt đặc ghi tên bảng vàng. Nguyên Giao
Đa đoan
Kẻ ôm nhiều việc quá
Chẳng làm nên việc gì
Nói với nhau nhiều quá
Chẳng nói được điều gì

Ngổn ngang tơ rối trăm bề
Định lội bến dưới lại về bến trên
Đời người hai chữ xui hên
Có khi dốt đặc ghi tên bảng vàng. Nguyên Giao

Buồn muôn thuở
Nỗi buồn muôn thuở khó nguôi
Người buồn thơ cũng chẳng vui bao giờ!
Đêm đêm sương phủ mờ mờ
Nụ hôn trao vội trước giờ chia tay
Em về dưới biển sáng nay
Nhớ chăng phố núi bụi bay mù trời.

Hú May
Cầu ao hai đứa thường ngồi
Ê-Va đẹp quá thấy rồi trăng ghen
Dế mèn trổi nhạc thân quen
Hú may có đám mây đen trên đầu.
Nguyên Giao

HOA HỒNG

HOA HỒNG
Gai làm chảy máu tay mình
Nhưng hoa nào biết, vô tình có hay
Hoa hồng sắc tỏa hương bay
Báo tin vui đến, đổi thay đất trời
Ta xin nhắn gửi đôi lời
Phải chăng hông đẹp nên trời cho gai

Nguyên Giao

GHÉ LẠI TUY HÒA

GHÉ LẠI TUY HÒA
Nguyên Giao
Quê anh có núi Chóp Chài
Cầu hai mốt nhịp nối dài ngang sông
Sông Cầu có đỉnh Cù Mông
Dừa xanh níu lại chân không muốn về
Củng Sơn qua dốc Đá Đề,
Ngân điền đất bạc ngó về Đồng Cam
Trên đường thiên lý về Nam
Vũng Rô – Mũi Điện xanh lam biển trời
Đá bia ghi dấu một thời
Cha ông mở cõi rạng ngời nước Nam
Ô Loan chờ ngọn gió Nam
Thăm gành đá Dĩa - Từ Nham – Quán Sò
Ớn xe thì xuống đi đò
Về thăm phố núi câu hò gái trai
“Ơi ! Hò nhất gái La Hai,
Nhì trai Đồng Nghệ...” mối mai tui dùm
Muốn ăn tôm sú, tôm hùm
Thì về Xuân Cảnh bì bùm sóng reo
Vui xuân nhớ dắt con theo
Nghe thơ Nhạn Tháp, Nguyên Tiêu đêm rằm
Đau thương ruột tím, gan bầm
Từ trong gian khổ ươm mầm lúa xanh
Một lần ghé lại quê anhGiữa đêm gió mát trăng thanh Tuy Hòa.

DẤU CHIỀU

DẤU CHIỀU
LƯU PHÚC
Dáng chiều rơi thong thả
Trên nỗi nhớ vu vơ
Ta nhớ về chốn cũ
Dòng kỷ niệm lơ thơ

Sương có còn rơi đậm
Phiên chợ sớm trời quê
Nồm có còn vị ngọt
Hương mùa chín bay về

Vụ đông xuân đã gặt
Hay còn dải lúa vàng
Em có còn mắt biếc
Bên ráng chiều giăng giăng

Bóng núi đậm màu sông
Ta giũ áo phong trần
Ru mình trên võng nhớNhịp đời còn mênh mông.

Wednesday, September 24, 2008




THEO NHỊPTRỐNG TANG


THEO NHỊPTRỐNG TANG
Mạnh Minh Tâm

Mỗi lần đến thăm những đám tang ở nội thành Tuy Hòa, trong nỗi đau mất người thân, tôi lại thấy chạnh lòng khi nghe những hồi trống chầu day dứt từ một người tật nguyền điểm nhịp. Người mà trên 30 năm qua đã nuôi sống cả gia đình mình bằng nhịp trống…đưa tang. Những nhịp trống làm cho bao người thân nức nở nghẹn ngào nhưng lại là bát cơm manh áo của những mảnh đời chịu nhiều bất hạnh.
Đời chọn tôi theo nghiệp …đánh trống đám tang
Bị bệnh bại liệt từ trong bụng mẹ, anh Lê An (ở khu phố Ninh Tịnh2, phường 9, TP Tuy Hòa) đôi chân bị què quặc, thị lực chỉ còn một mắt. 5 tuổi An mới chập chững tập đi, 10 tuổi hàng ngày cà lết theo ông Tám Bầu tập đánh trống đưa tang. Không ai coi đánh trống đám tang là một nghề nhưng để được người nhà của người quá cố " rước" về lo việc bùm…beng cho hậu sự, một việc cứ tưởng đơn giản nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể làm được nếu không có người "trong nghề" hướng dẫn, chỉ bảo. Anh An nói, hồi nhỏ theo ông Tám Bầu, tôi chỉ mất vài ba tháng để biết cách đánh trống nhưng phải mất vài năm mới hiểu hết ý nghĩa lễ thức của từng hồi trống, nhịp trống.
Người đời thường bảo "Sống dầu đèn-chết kèn trống". Tang lễ mà không có tiếng trống thì thật là bất hạnh. Đám nhà giàu sang, dù đã rước về một ban nhạc có đủ kèn, cò, kìm, hạ-di với dàn loa âm ly hiện đại nhưng không thể thiếu tiếng trống chầu. Để tiếng trống biểu cảm nỗi lòng bi thương của bao người thân và gia đình tiễn biệt một linh hồn về nơi an nghĩ, người cầm chầu phải biết những lễ thức gióng trống. Ba hồi thúc dài khi người chết đã ấm êm trong quan tài như báo hiệu cho xóm giềng, người thân - nhà có người vừa từ trần; tiếng trống nhịp đều chậm rãi nghe buồn bã là nỗi cảm thông chia sẻ của những người thân đến phúng viếng; trống lễ thần phục như chiếc cầu nối cho hai cõi âm dương giao hoà nỉ non lời tiễn biệt; trống đưa tiễn, trống hạ huyệt, trống báo hiệu đã xong việc chôn cất…đều phải đúng lúc, đúng nhịp và phải có hồn. Chà! Như vậy anh cũng giống như một nhạc công- tôi hỏi, anh An cười và nói rằng, tôi như một âm công- đúng hơn. Ai không thạo lễ thức từng nhịp trống, tay và dùi không nhập hồn sầu luỵ thì nhịp và âm trống rơi vào thang âm vô cảm. Tôi hỏi, sao anh không chọn một nghề nào khác để sử dụng đôi tay còn lành lặn mà đi làm cái nghề hẩm hiu, mọi người thấy anh đi qua "sợ khiếp" vì coi anh là điềm xui xẻo. Anh An bộc bạch:“ Tật nguyền, cha mẹ mất sớm, thất học, lỡ theo nghiệp đánh trống kiếm cơm từ nhỏ; giờ đã 46 tuổi rồi. Cứ coi như đời đã chọn tôi theo nghiệp đánh trống đám ma”. Ít ai biết, nghề cầm chầu đám ma cũng có quá nhiều nỗi khổ: Buồn và đau khổ nhất là vào dịp tư tết giỗ chạp bà con chòm xóm gần như đoạn tình láng giềng – không một ai bén mảng tới nhà An và An cũng chẳng dám bước tới nhà ai. Hôm nào không có đám, an lủi thủi ngồi nhà hoặc đi chùa lạy Phật.
Nhịp trống là… bát cơm, manh áo
Nghịch lý cuộc đời "kẻ khóc người cười", không nói ra, nhưng hàng xóm coi việc cầm chầu của An như là một “nghề” sống trong sự đau khổ của người khác. Ngày nào An “thất nghiệp”, đâu đó có người dài thêm sự sống. Mong vậy, nhưng ngày nào mà chẳng có người chết! Đành chịu vậy, An không buồn- vì đó là sự thật! Từ nhỏ An nghĩ, phận mình như thế này có lẽ chỉ đánh trống kiếm sống qua ngày và đi tu. Ai ngờ, rồi cũng có được vợ con. Nhưng trúng phải vợ "khùng” (Bệnh thần kinh) lại mắc chứng nghiện rượu. Than ôi! Đã nghèo, lại mang eo, gánh nặng đôi chân què quặt- khổ thân, giờ thêm gánh nặng nghiệp chướng, oan gia. Vợ hàng ngày không làm gì ra tiền, ngoài việc trông nhà, lo cơm nước và thỉnh thoảng…say rượu. Có hôm đi làm về, thấy vợ say vật vã nằm đường, phải phiền hàng xóm giúp khiêng về nhà. Con 10 tuổi phải nghỉ học giữa chừng vì không tiền nộp học phí, sách vở nên đã nhập theo cha tập đánh trống. May mà năm 2005, chính quyền phường cất cho căn nhà, thay cho chỗ ở mái lá núp dưới hóc bụi tre, vách bằng thùng giấy. Hai mùa đông rồi thoát khỏi nỗi khổ những cơn mưa dầm phải ngồi thức đêm tránh nước nhà dột.
Trên 30 năm gắn bó với công việc được gọi là nghề nhưng không đủ cho mức sống tối thiểu. Vậy thì sao có thể gọi nghề được? Mặc cho ai đó rẻ rúng… An vẫn thanh thản sống bằng sức lao động chính đáng. Ai mà biết, để có được những đồng tiền "hậu tạ" ít ỏi; quanh năm suốt tháng, dù mưa hay nắng, ngày hai buổi An phải lê những bước chân nghệch ngoạc, nặng nhọc qua 2km , mất 20 phút đi bộ từ nhà vào các trại hòm trung tâm thành phố, để chầu chực: 1 quan tài xuất đi - theo tới nhà có người vừa mất - xin nhận làm chân đánh trống. Điệp khúc buồn, nhưng biết làm sao được, vì đó là bát cơm manh áo cho sự sống của bản thân và vợ con.
Kiếm được đồng tiền nhờ lòng hảo tâm và tuỳ vào gia cảnh của người từ trần. Phục vụ đánh trống là việc làm không ngã giá. Đám dài ngày, đưa xa mỗi cuộc cao lắm cha con cũng được vài trăm; đám gần, nhà nghèo thường năm bảy chục ngàn; gặp đám chết của các khổ chủ tâm thần, neo đơn, có ca chết bệnh truyền nhiễm không người thân thích, không ai dám tẩm liệm, “mình nhảy vào làm đại". Đó là những hôm làm phúc không công, về ngồi nhà "đói meo”, thở giấc. Một nghề cứ tưởng không có nỗi thán “ đã mang lấy nghiệp vào thân...” . Cũng có cớ sự rủi ro “Hạt gạo nhà nghèo vay lẫn đất”.
Lủi thủi, lây lất kiếm sống qua ngày không than vãn nãn lòng. Nghĩ mà thương cho một người tật nguyền đã vượt lên số phận, chọn con đường sống cho bản thân và gia đình bằng sức lao động của chính mình. Thật xót xa, xấu hổ thay cho những kẻ “sức dài vai rộng”, đầy rẫy sự sung sướng bằng những mánh khóe lọc lừa, phạm pháp đáng ghê tởm./.










Gửi bài viết cho bạn bè

Gửi bài viết cho bạn bè Bản In
Đoán tính cách qua cách nghe điện thoạiCập nhật lúc
10:11:3
ngày
31/10/2007

-->
10:11:3 31/10/2007
Dành cho các chàng: Bạn đến nhà bạn gái chơi và chợt có ĐT gọi đến... Cơ hội đến rồi đây hãy để ý xem cô ấy nghe điện thoại như thế nào nha!!!
- Nếu vừa nói chuyện vừa vân vê dây điện thoại: Cú điện thoại ấy là của người có quan hệ mật thiết với người đang nghe. Đồng thời người đang nghe điện thoại ấy là người có cá tính khinh đời. - Mặt hướng ra ngoài khi gọi điện: Đây là tiếp người sống tự tin, cuộc gọi đối với họ chẳng có gì là bí ẩn. - Khi gọi điện thoại ngồi rất ngay ngắn: Đó là loại người luôn luôn vâng lời, thiếu tính phản kháng và không độc lập. Cũng có thể người đầu dây bên kia là sếp của người ấy. - Giữa tai với ống nghe có một khoảng cách: Họ là người không coi ai ra gì , kiêu ngạo, thường cảnh giác cao và không bao giờ tỏ rỏ thái độ vui buồn ra mặt. - Người thoải mái: Khi gọi điện người ấy thích nằm, ngồi thoải mái, không gò bó là tuýp người bình tĩnh, không hay hoảng hốt, thích an nhà, hưởng thụ. Không để ý gì đến thành quả của người khác mà cũng chẳng muốn nhọc thân mình. - Vừa nghe điện thoại vừa vẽ bừa ra giấy: Đây là những người giàu sức tưởng tượng, có tài năng nghệ thuật, thường tỏ ra thiếu tập trung, hay ảo tưởng. - Kẹp ống nghe trên tai và đầu: Họ thường là người có cá tính mạnh khi nói thường hay suy nghĩ kỹ càng trước khi đưa ra ý kiến hoặc hoặc khi làm việc, luôn có chút bạo thủ. - Nghiêng trước ngả sau: Khi gọi điện họ ngồi trên ghế mà cứ nghiêng trước ngả sau là loại người tâm trạng thiều ổn định, khi đắt chí tỏ ra vui mùng khôn cùng, xem thường mọi việc. Khi thất ý thì ủ rũ, đứng ngồi không yên. - Gác chân lên bàn: Đó là loại người chủ quan, quyết đoán bừa bãi, tự cho mình là đúng nhưng lại rất cả tin.- Vừa gọi điện vừa chỉnh lại trang phục: Vừa gọi điện vừa chỉnh lại quần áo, đầu tóc, caravat hay soi gương dánh son, đó là người ham hưởng thụ vật chất, có tính phù hoa, ham hưởng lạc, trong công việc không có ý chí vươn lên. - Nắm phần dưới ống nghe: Đó là loại người có cá tính kiên cường, thích làm theo ý mình, không chịu chi phối bởi bất cứ ai.- Nắm phần trên ống nghe: Tuýp người mềm yếu, nhạy cảm, cảnh giác cao với người khác, nên thường rất ít bạn bè.
Theo TH8X
Trở về

Gửi bài viết cho bạn bè Bản In
Đoán tính cách qua cách nghe điện thoạiCập nhật lúc
10:11:3
ngày
31/10/2007

-->
10:11:3 31/10/2007
Dành cho các chàng: Bạn đến nhà bạn gái chơi và chợt có ĐT gọi đến... Cơ hội đến rồi đây hãy để ý xem cô ấy nghe điện thoại như thế nào nha!!!
- Nếu vừa nói chuyện vừa vân vê dây điện thoại: Cú điện thoại ấy là của người có quan hệ mật thiết với người đang nghe. Đồng thời người đang nghe điện thoại ấy là người có cá tính khinh đời. - Mặt hướng ra ngoài khi gọi điện: Đây là tiếp người sống tự tin, cuộc gọi đối với họ chẳng có gì là bí ẩn. - Khi gọi điện thoại ngồi rất ngay ngắn: Đó là loại người luôn luôn vâng lời, thiếu tính phản kháng và không độc lập. Cũng có thể người đầu dây bên kia là sếp của người ấy. - Giữa tai với ống nghe có một khoảng cách: Họ là người không coi ai ra gì , kiêu ngạo, thường cảnh giác cao và không bao giờ tỏ rỏ thái độ vui buồn ra mặt. - Người thoải mái: Khi gọi điện người ấy thích nằm, ngồi thoải mái, không gò bó là tuýp người bình tĩnh, không hay hoảng hốt, thích an nhà, hưởng thụ. Không để ý gì đến thành quả của người khác mà cũng chẳng muốn nhọc thân mình. - Vừa nghe điện thoại vừa vẽ bừa ra giấy: Đây là những người giàu sức tưởng tượng, có tài năng nghệ thuật, thường tỏ ra thiếu tập trung, hay ảo tưởng. - Kẹp ống nghe trên tai và đầu: Họ thường là người có cá tính mạnh khi nói thường hay suy nghĩ kỹ càng trước khi đưa ra ý kiến hoặc hoặc khi làm việc, luôn có chút bạo thủ. - Nghiêng trước ngả sau: Khi gọi điện họ ngồi trên ghế mà cứ nghiêng trước ngả sau là loại người tâm trạng thiều ổn định, khi đắt chí tỏ ra vui mùng khôn cùng, xem thường mọi việc. Khi thất ý thì ủ rũ, đứng ngồi không yên. - Gác chân lên bàn: Đó là loại người chủ quan, quyết đoán bừa bãi, tự cho mình là đúng nhưng lại rất cả tin.- Vừa gọi điện vừa chỉnh lại trang phục: Vừa gọi điện vừa chỉnh lại quần áo, đầu tóc, caravat hay soi gương dánh son, đó là người ham hưởng thụ vật chất, có tính phù hoa, ham hưởng lạc, trong công việc không có ý chí vươn lên. - Nắm phần dưới ống nghe: Đó là loại người có cá tính kiên cường, thích làm theo ý mình, không chịu chi phối bởi bất cứ ai.- Nắm phần trên ống nghe: Tuýp người mềm yếu, nhạy cảm, cảnh giác cao với người khác, nên thường rất ít bạn bè.
Theo TH8X
Trở về







Tuesday, September 23, 2008




TÂM SỰ PHÙ SA

TÂM SỰ PHÙ SA

Xuân Tính

Về hạ bạn ta xuôi về hạ bạn
Cồn cát vàng tạm nghỉ cuối con sông
Sóng biển quét xếp bằng ly bờ cát
Buồn quay về hà sông nước ngược dòng

Một trăm năm qua dãi dầu sương gió
Nét trầm tư quê cũ bổng bưng khuâng
Rồi từ thuở hành quân về châu thổ
Có mượt cây xanh phút nhớ thượng nguồn

Em có biết một trăm năm trước nữa
Cơn mưa dầm xối xả những ngày đêm
Lũ cứ cuốn cát băng băng về cuối bãi
Đắp bồi cao nên làng xóm ruộng vườn

Nếu cứ ngủ yên ngại đời lưu lạc
Nhìn cây xanh nghe tiếng hát chim muông
Không khó nhọc vạn xuân xây hạ bạn
Thì đâu đàn cò nghiêng cánh trên đồng

Đời luôn mới đất cũng nhiều điều mới
Nếu loanh quanh nơi giếng cũ đồi nương
Cam chịu lặng yên thân cò tủi hổ
Thì có gì vui cho những xóm thôn./.



XUÂN HỒNG

XUÂN HỒNG

Hườm hườm rồi những giò lan núi

Nôn nao trước cửa đợi xuân hồng

Hoa soan còn thoáng hương đầy ngõ

Hẹn bướm, hoa chiều nay buâng khuâng

Xuân ngập ngừng bên những khóm hoa

Vương vấn đông từng tiếng bước xa

Nhà em lá mới xanh giàn lý

Chim hót trong vườn xuân thiết tha

Mẹ đi chợ Tết chiều ba mươi

Đường qua phố rộn ràng con nước

Những bến đò những dòng sông biết hát

Còn muôn đời gian díu nợ nần nhau

Đưa mẹ về nước có thêm sâu

Sao mái chèo nhẹ hơn con sóng

Dãy núi xa nhấp nhô lời gió vọng

Bầy trẻ thơ chân sáo nhảy qua đường

Em từ ngày thêm tuổi tôi thương

Má như lúm đồng tiền sâu chút nữa

Chiều qua phố có ai ngồi tựa cữa

Ngắm mùa xuân náo nức chảy qua hồn.


Tuy Hoà 19/11/2007 Phan Minh Châu
239 Nguyễn Huệ
Tuy Hoà, Phú Yên


Thu vàng của mẹ

Thu vàng của mẹ
Lê Ngọc Hà
Thu về vội lướt nhẹ nhàng
Ngoài đồng lúa đã chín vàng nơi nơi
Chim chiều chao lượn lưng trời
Lá vàng rơi rụng, tả tơi trong vườn
Tảo tần một nắng hai sưong
Chắt chiu hạt lúa trên nương, dưới đồng.
Hanh hao ngày tháng chờ mong
Nuôi con khôn lớn, mẹ trông từng ngày
Lo toan trăm đắng ngàn cay
Tóc phai màu bạc, đôi tay chai sần
Ngày xưa da mẹ trắng ngần
Tóc dài đen mượt, chảy tràn bờ vai
Đời mẹ “giật gấu vá vai”
Thân cò lội nước, tìm mồi nuôi con
Nỗi nhọc nhằn, mẹ héo hon
Thế mà mẹ có nỗi buồn nào đâu?
Thương con ấp ủ tình sâu
Bao dung tình mẹ biển sâu sông dài
Thu đi, thu đến, thu phai
Mùa thu của mẹ, luôn tươi sắc vàng.

Sưong núi
“Ta đã yêu em từ muôn kiếp nào”. Câu hát cũ nghe sao buồn rười rượi
Phố núi - chiều – sưong mờ giăng đỉnh núi – và lãng đãng mây buồn
Trôi về những phương xa.
Gió mơn man lướt qua rặng thông già
Lá rơi rụng như tình thư xé nhỏ
Trong tâm linh, nỗi buồn len mọi ngã?
Và kỷ niệm một thời như giấc chiêm bao?
Đồi hoàng hôn ấp ủ sáng trời cao
Cô đơn quá cánh chim chiều lẻ bạn
Khắc khoải chơi vơi, đếm qua ngày tháng
Kết nỗi sầu ray rứt mãi tâm can

Cuộc chia tay nào cũng buồn rưng nước mắt
Xúc động nghẹn ngào thổn thức con tim.
Dấu ấn xưa giờ trở thành dĩ vãng
Đau đáu nỗi niềm như sương núi mù xa.

Monday, September 22, 2008

VỀ ĐÂY SAY NHỊP TRỐNG ĐÔI

VỀ ĐÂY SAY NHỊP TRỐNG ĐÔI

Mạnh Minh Tâm


Nghệ thuật múa trống đôi của dân tộc chăm hroi, Ba nah ở huyện Đồng xuân (Phú Yên) cũng như các loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian không xác định được ai là người sáng tạo và nó có từ bao giờ. Song trong tiềm thức của mỗi người dân ở đây, múa trống đôi đã trở thành báu vật, hồn trống ăn sâu vào máu thịt của dân làng, đặc biệt trống đôi là món ăn không thể thiếu vào mỗi dịp lễ hội.
Dân tộc chăm hroi, Ba nah có ít lễ hội, lễ hội thường gặp là: Lễ cúng mừng sức khỏe, lễ bỏ mã, lễ hội cầu mùa, mừng cơm mới; trong đó lễ hội Đâm trâu (xoay cột) được coi là lễ hội có quy mô nhất, số cộng đồng tham gia đông vui nhất; bởi nó không cấm cứ hay cự tuyệt các cộng đồng làng xã khác tới dự mà còn mở cửa cho khách thập phương cùng vui chơi chan hòa với niềm phấn khích hoan hỉ. Những ai là công chúng phố thị, may mắn được một lần dự lễ hội này sẽ không ngăn nổi sự phấn khích vào hội khi xem trống đôi biểu diễn.
Với tư cách làm nhạc nền cả tiết tấu và giai điệu cho phần hội: trống đôi, cồng 3, chinh 5 là một bộ hòa thanh trứ danh làm cho cuộc hội đông vui đến nức lòng, trong đó vai trò và tác dụng của múa trống đôi thường gây ấn tượng mạnh nhất. Mỗi loại nhạc cụ có điệu thức riêng: Chinh 5 giữ giai điệu khoan nhặt, thanh thoát âm vang ngân xa; cồng 3 giữ bè trầm sâu lắng mượt mà, nhưng nghe lâu sẽ đơn điệu dễ bị nhàm chán; cho nên sự có mặt của trống đôi luôn làm cho người ta "say hội"; làm cho cuộc hòa thanh tìm được sự đồng điệu, chảy rót vào nhau, tạo cho cuộc hội đạt tới cao trào của sự hứng khởi "Còn tiếng trống đôi hội chưa giã bạn" là vậy . Sự hấp dẫn của múa trống đôi thật khó tưởng tượng và diễn tả một cách tách bạch. Bởi nó có tiết tấu, âm điệu không như trống tuồng, trống trận, trống chèo... Tuy nhiên qua đôi lần quan sát có thể nhận thấy được những nét cơ bản về tính độc đáo của loại nhạc cụ này, dưới góc độ thưởng thức cảm nhận.
Trước hết, điệu thức của trống đôi là một tập hợp những chuỗi tiết tấu đầy ngẫu hứng, không được giới hạn trong một trường độ, cao độ nhất định. Đôi nam nghệ nhân ra biểu diễn, mỗi người một trống mang vào vai và múa máy theo nhịp trống từ chính đôi tay của họ tạo ra; tiết tấu thưa nhặt, dồn dập, âm điệu ngẫu biến chồng lên nhau, biến hóa sắc màu gợi lên trong trí nhớ người nghe sự tưởng tượng - âm điệu róc rách của suối, bập bùng của lửa và mưa nguồn thác đổ của đại ngàn. Múa trống đôi còn có một ngữ điệu rất riêng đó là thông qua tiếng trống, điệu múa của hai nghệ nhân biểu diễn họ có thể truyền cho nhau những ký hiệu biểu cảm như một cuộc giao tiếp chuyện trò. Người Chăm hroi, Ba nah ở huyện miền núi Đồng Xuân cho rằng đánh trống đôi là một cách nói chuyện sâu lắng nhất. Khi hai người song diễn luôn luôn có một người nêu câu hỏi và buộc người cùng chơi phải đối đáp; tiếng trống thay cho lời, điệu múa nói lên cách ứng xử. Đồng điệu, thích nhau thì âm trống, điệu múa hòa quyện nghe rất "sướng tai, lạ mắt". Còn ví như không ưa nhau thì tiếng trống nghe đốp chát, nghỉnh ngảng, tức giận biểu hiện coi thường bạn chơi. Do đó nghệ nhân múa trống đôi phải là một cặp "ngang sức ngang tài" người tung, kẻ hứng hiểu ý nhau mới giữ cho cuộc chơi trọn vẹn. Già làng kể rằng, có một bận hai làng cử đại diện giao lưu, thử sức tài nghệ múa trống đôi; cuộc chơi giữa chừng, nghệ nhân làng bên cởi trống đôi vung quẩy bỏ về, người xem theo hỏi tại sao? Anh ta nói rằng "nó coi thường, chơi xỏ tao" công chúng ai mà biết nghệ nhân kia đã chơi xỏ cái gì? Điều đó chỉ có hai nghệ nhân mới rõ. Già làng khẳng định "Ai không thạo trống đôi không nghe được lời của nó"
Trống đôi còn một nét độc đáo nữa đó là nghệ thuật biểu diễn, trống không gọi là đánh trống mà gọi là múa trống đôi. Chơi trống còn "bập bẹ" thì có nhiều người biết nhưng để đạt trình độ nghệ nhân, thể hiện được đặc tính nói trên thì một làng chỉ có vài người. Biểu diễn trống đôi rất khó, đây là một cuộc chơi tổn hao trí lực. Một nghệ nhân chưa tập luyện trước, phục vụ một đêm lễ hội cơ thể mỏi nhừ hơn một ngày vung dao phát rẫy. Cứ tưởng tượng mà xem, mang một cái trống nặng bốn năm ký, đôi tay thường xuyên múa máy va đập chặt xuống, vuốt lên hai bên mặt trống, tang trống để tạo nên âm thanh toóc, toóc, bụp bùm bum, chát...toàn thân lại phải tung bật, nhảy múa liên hồi; những lúc tiết tấu dồn dập sướng lên còn xoáy hai mũi bàn chân vào nền múa, tóe bụi mới đã. Cách chơi như vậy, người có đủ trí lực múa trống đôi chỉ là những nam thanh niên khỏe mạnh.
Với đặc tính độc đáo, đạt trình độ cao của nghệ thuật biểu diễn; trống đôi là một nhạc cụ thuộc loại quý hiếm của đồng bào các dân tộc miền núi tỉnh Phú Yên đáng được trân trọng gìn giữ và phát huy. Nhạc sỹ Ngọc Quang - giám đốc sở VHTT là người nhiều năm để tâm nghiên cứu, gắn bó với nhiều loại nhạc cụ dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên đã có nhận xét: "Múa trống đôi là một sự phối hợp đầy ngẫu hứng và sáng tạo, rất độc đáo của người Chăm, Ba na. Điều kỳ diệu là những nghệ nhân ở đây họ chưa hề biết một nót nhạc nhưng khi biểu diễn họ ứng biến tài tình như một nhạc công đạt trình độ "cao siêu". Từ ngẫu hứng dâng trào dẫn đến tự do phá thể, nghệ thuật múa trống đôi có nét ngẫu hứng giống như nhạc công chơi nhạc Jazz. Tôi có trạng thái tâm lý khi nhắm chút rượu cần, nghe trống giục giã là không thể ngồi yên mà như về đây để say nhịp trống đôi"./.
..........................................................................................................................................
(MMT Đ/c: Sở VHTT tỉnh Phú Yên- 220 Trần Hưnng Đạo - TP Tuy Hòa, ĐT827767)





ảnh đẹp


CỒNG CHIÊNG - NHẠC CỤ

CỒNG CHIÊNG - NHẠC CỤ
NHẬN DIỆN BẢN SẮC DÂN TỘC
Mạnh Minh Tâm

Từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc miền núi Phú Yên luôn coi cồng chiêng là một tài sản vô cùng quý báu, là vật biểu thị sức mạnh trong đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng dân tộc. Về mặt vật chất, cồng chiêng là biểu hiện sự giàu có của từng gia đình, dòng họ, buôn làng. Có những bộ chiêng quý, nhiều gia đình phải đổi ngang giá vài chục con trâu nhưng cái quý nhất vẫn là âm thanh và giai điệu, giá trị nghệ thuật được khẳng định là "tiếng nói" và linh hồn bản sắc của dân tộc mình . Đó là những bộ cồng chiêng có âm sắc chuẩn. Đồng bào tin rằng những bộ cồng chiêng cổ mà ngày nay trở nên quý hiếm, bởi ngày xưa nó được pha đúc bằng vàng bạc ở phần núm. Vấn nạn buôn bán đồ cổ, đồng nát đổ xô săn tìm, cũng vì lẽ đó và đã làm thất thoát những bộ chiêng quý giá có cách đây vài trăm năm.
Cùng với sở hữu chum ché, trâu bò, ruộng rẫy... cồng chiêng đã chứng tỏ giá trị vật chất là vậy. Song cái vô giá là từ ngàn xưa cồng chiêng đã gắn bó mật thiết với đồng bào, giữ vai trò đặc biệt trong đời sống tinh thần các dân tộc trường sơn Tây nguyên nói chung và các dân tộc miền núi Phú Yên nói riêng. Nó có mặt trong mỗi đời người từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh cho đến lễ bỏ mả. Cồng chiêng còn quy tụ xung quanh mình nhiều loại hình nghệ thuật dân gian như nhảy múa, hát khan, nghệ thuật tạo hình, kiến trúc, điêu khắc... đặc biệt về âm nhạc, cồng chiêng có sức vang xa, có tổ chức hoàn chỉnh từ giai điệu, hòa âm, phức điệu. Cũng có thể tìm thấy ở cồng chiêng những giá trị cao về thẩm mỹ, về tính dân chủ (bình đẳng), tính tập thể (cộng đồng)... khi đi sâu vào nghiên cứu các nhà chuyên môn còn cho rằng mọi phong tục, tập quán của các dân tộc trường sơn Tây Nguyên đều thể hiện qua tiếng cồng chiêng.
Tiếng chiêng của dân tộc Ê đê mừng trẻ sơ sinh đầy cử, có ý nghĩa công nhận chính thức nó vào cộng đồng; nó được mang truyền thống mọi mặt của dòng tộc, buôn làng cho một con người mới, và khi trưởng thành nó sẽ thể hiện như cây mọc thẳng, biết vượt qua mọi khó khăn để tồn tại. Tiếng chiêng trong lễ cầu hôn nhắc nhở đôi trai gái yêu thương bền chặt, thủy chung, tuân thủ truyền thống, giữ trọn đạo nghĩa vợ chồng. Cồng chiêng xua đuổi khi thú giữ về phá rẫy nương; thúc giục trai tráng dân làng xung trận khi có chiến tranh và cổ vũ mọi người chiến đấu quên mình vì sự tồn vong của cộng đồng, dòng tộc. Khi buôn làng có người qua đời, tiếng chiêng nghe buồn bã, chậm chạp nỉ non; kêu gọi mọi người cùng nhau lo liệu, chia sẻ nỗi đau này, tiển biệt người đã khuất trong tình đoàn kết, yêu thương nhau hơn.
Đặc biệt trong lễ hội, khi cồng chiêng xuất hiện thì không khí và nghi thức lễ hội mới bộc lộ rõ nét. Nói cách khác cồng chiêng và lễ hội trong mối liên hệ hữu cơ, không có cồng chiêng thì lễ hội không thành, lễ hội sinh ra cồng chiêng nhưnng lễ hội chỉ là cái cớ, là dịp cho cồng chiêng hoạt động. Bất cứ lễ hội nào của đồng bào, cồng chiêng bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo gây phấn khích, thu hút mọi người nô nức vào hội; khuấy động không gian lễ hội tràn ngập niềm hân hoan để mọi người tìm về bên nhau, nam nữ dắt tay nhau vào những điệu múa uyển chuyển, dồn dập, say đắm hết mình.
Khi buôn làng chìm trong đêm tĩnh lặng, mọi người quây quanh bên bếp lửa hồng, đâu đó chợt đong đưa giai điệu cồng chiêng sâu lắng, gợi tình người xích lại gần nhau; đó cũng là lúc ghè rượu no tròn, cần vút cong, miếng thịt rừng nướng thơm phưng phức làm sáng lên từng gương mặt rạng rỡ của gia đình. Trong đêm ning nơng (tiếng Ba nah là nghỉ ngơi) trăng thanh, gió mát cồng chiêng mời gọi trai gái vui quầy múa hát, tỏ tình...
Tất cả ý nghĩa đó cho thấy, cồng chiêng có vị trí đặc biệt quan trọng, không chỉ có ý nghĩa trong đời sống sinh hoạt xã hội về mặt giá trị nghệ thuật mà còn là "tiếng nói" của con người và thần linh - theo quan niệm vạn vật hữu linh.
Cũng như các dân tộc trường sơn Tây Nguyên, các DTTS miền núi tỉnh Phú Yên là những người yêu chuộng, gìn giữ và sử dụng rất điệu nghệ âm nhạc cồng chiêng. Già làng Ma Ngoe ở Thồ Lồ-Phú Mỡ có lần đã khẳng định rằng: "Làng có thể dời đi do đất ở không phù hợp hoặc do luật tục quy định. Đời sống dân làng có lúc no, lúc đói do chiến tranh, thiên tai, dịch họa... nhưng cồng chiêng không thể rời xa con người, buôn làng không thể thiếu tiếng cồng chiêng".
Đây hãy lắng nghe tiếng chiêng trong trường ca Ê đê Phú Yên:
Đánh lên ! cho khỉ quên ôm chặt cây, cho ma quỷ quên hại người...
Đánh lên ! cho thỏ phải giật mình, cho nai quên ăn cỏ...
Cồng chiêng của dân tộc Ba nah - chăm hroi đệm lời bài hát trong lễ hội Đâm trâu:
Ơ thần núi thần sông
Ơ ma ông, ma bà
Cho chúng tôi nhiều heo gà bò trâu
Cho chúng tôi mạnh khỏe đẹp giàu
Lúa đầy bồ nồi gang nâu to nhỏ
Có đi xa không lạc ngõ, lầm đường...
Các dân tộc miền núi ở Phú Yên thường sử dụng các loại cồng chiêng: Giàn chiêng Araps người Ê đê, Ba nah thường sử dụng bộ bình thường có 3 cồng núm và 8 chiêng bằng. Bộ Araps đầy đủ có từ 18 đến 20 chiếc - đây là loại chiêng hai đầu có người khiêng và một nhạc công theo đệm, được các dân tộc miền núi Phú Yên yêu thích và sử dụng rộng rãi. Nhưng đối với dân tộc Chăm hroi, Ba nah ở huyện miền núi Đồng Xuân giàn nhạc cụ được sử dụng phổ biến nhất vẫn là bộ cồng 3, chinh 5, trống đôi. Đều là nhạc khí thuộc bộ gõ nhưng khi hòa thanh cồng 3, chinh 5, trống đôi đã tạo ra âm sắc có nét đặc trưng, dễ nhận diện bản sắc dân tộc. Cồng 3 giữ bè trầm tạo âm thanh nền vang rền, sâu lắng; chinh 5 vang giai điệu khoan nhặt, thanh thoát; trống đôi tiết tấu dồn dập tạo ra tưng bừng không gian lễ hội. Với đặc trưng ấy, cồng chiêng dân tộc Chăm hroi, Ba nah thường được chọn đại diện tham dự các ngày hội lớn của dân tộc và tham gia giao lưu liên hoan văn hóa các dân tộc khu vực và toàn quốc.
Ngày nay, khi "không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" đã trở thành kiệt tác truyền khẩu và là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; đóng vai trò và khẳng định giá trị bản sắc cộng đồng văn hóa các dân tộc trường sơn Tây Nguyên thì nhạc cụ cồng chiêng các dân tộc miền núi Phú yên cũng là một bộ phận góp phần làm phong phú, đa sắc, đa hình và độc đáo làm giàu vốn văn hóa dan gian các dân tộc Việt Nam nói chung và các dân tộc Phú Yên nói riêng. Một vốn quý cần có chính sách khuyến khích gìn giữ và phát huy trong tiến trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
MMT.
...................................................................................................................................
(Đ/c: Sở VHTT Phú Yên - 220 Trần Hưng Đạo - TP Tuy Hòa - ĐT 827767)


Sunday, September 21, 2008

Monday, September 15, 2008

Sunday, September 7, 2008

ảnh đẹp

Rộn ràng mùa ốc ruốc

MÙA ỐC RUỐC

Mạnh Minh Tâm

Ra giêng, cây mãn cầu qua những ngày trụi lá, giờ đã lún phún bật lên những đọt non là lúc nông dân vùng ven biển ra bãi thăm dò, mò cào ốc ruốc. Mỗi năm một mùa, ốc ruốc một loài sinh vật biển nhỏ nhoi, to bằng đầu mút đũa, vỏ láng - óng ánh sắc màu: có con màu ruốc, con lấm chấm màu gạch - rằn ri xám tro; ruột ốc chỉ có một chút thịt bằng chân tăm xỉa răng nhưng ít ai ngờ nó là nguồn lợi biển giúp cho nông dân xóm tôi “giải khây” trong thời điểm nông nhàn và bị “cháy túi” trong ba ngày tết. Nhờ cào ốc đi bán, có được đồng tiền rỏn rẻn, đắp đổi chợ búa trong khi chờ đợi mùa vụ, việc làm.
Đi cào ốc ruốc
Đầu tháng hai, chờ lúc con nước rọt, bờ biển sóng lặng, vào khoảng 2, 3 giờ sáng, dân cào ốc ruốc xóm ở xóm Ninh Tịnh, Phường 9 (TP Tuy Hoà) dậy sớm hụi hử, gọi nhau ơi ới, xe máy nổ giòn; họ phóng đi tứ tản ra các bãi biển từ Tuy Hoà, Tuy An và xa nhất là đèo Nại- Sông Cầu. Nơi nào bãi biển có cát là họ sà xuống, dầm mình, dúi que cào xuống nước ở độ sâu trên đầu gối, rồi trườn ra ở độ sâu hơn tới lưng quần, có chỗ sâu tới ngực; rồi họ dừng lại kéo từng nhát ốc lẫn cát vào bờ; vụt lên giũ xuống, đãi ốc trong nước - cát theo nước ra ngoài, ốc nằm lại trong túi lưới mùng. Nhát nào “trúng đậm” là 5-7 ký, nhát nào thưa cũng được vài ba ký. Khi số bao mang theo đã chứa đầy ốc là vác cào lên bờ về nhà. Hôm nào xe máy tải không hết ốc, họ phải nhờ xe buýt.
Ốc về, ngâm nước ngọt, đãi sạch cát, luộc chín, bỏ chợ. Nhả ốc trọng hơn (lớn) giá sỉ 4000đ/ký; ốc nhỏ 2000-3000đ/ký. Bình quân mỗi ngày một chuyến đi cào ốc ruốc, trừ chi phí xăng xe, một lao động cũng kiếm được 100 ngàn. Cào ốc ruốc là công việc của đàn ông, thanh niên có sức khỏe. Mỗi lần đi cào ốc, ít nhất phải hơn 4 giờ ngâm mình, chịu lạnh trong nước biển. Cào ốc như người đi mót lúa, chịu khó “năng nhặt chặt bị”. Ai lớt phớt, về tay không, tốn xăng xe.
Thảnh thơi ngồi chơi lở ốc
Dậy từ 3 giờ sáng, chị Thoa xóm tôi lục đục luộc ốc, cho vào bao, kèm theo túi gai bàn chải, chở ốc vô chợ Tuy Hoà bán sỉ. Tôi thắc mắc, ngày nào cũng có hàng chục bao, tính cả tấn ốc vào chợ đều được “nuốt sạch” mà không xảy ra tình trạng ế ẩm, trả treo, ép giá như hàng hoá nông sản khác. Ngồi ăn hết một bụm ốc, mất vài chục phút, béo bổ cái nỗi gì mà ốc ruốc không bị “đắt đồng ế chợ”. Nghe vậy, Chị Thoa giải thích: “Anh Hai không biết đó chớ, anh cứ ăn thử vài lần, lở ốc quen tay là thấy ghiền liền hà!” Chị Thoa nói rằng, ốc ruốc là thứ ăn chơi, ruột ốc tuy nhỏ nhưng mỗi lần dùng gai bàn chải “khèo” nó ra khỏi vỏ là một cái thú; khi đưa nó vào đầu lưỡi nhăm nhắp một chút vị mặn ngon ngót, thơm lờ, trôi tuột là dịch vị kích thích phải nhanh tay khèo cái nữa, cái nữa…1kg ốc mấy bà, mấy cô bán hàng ngoài chợ ngồi lở trong “nháy mắt”; (ý muốn nói là lở ốc cực nhanh) 2000đ/ lon, 4 lon 1kg, ăn hết kg này, kg nữa không biết no mà chưa thấy đã thèm. Ăn thức gì “no mất ngon”, chứ riêng ốc ruốc, ăn càng nhiều càng thấy “ghiền nặng”, chưa thấy ai biết ớn là gì!
Thảnh thơi ngồi chơi lở ốc - những người ngồi chợ bán hàng, trẻ con, học sinh, sinh viên vùng biển ạo ực đợi mùa, rỗi việc là ăn ốc ruốc. Tranh thủ thưởng thức hương vị quê nhà; vì mỗi năm chỉ có một mùa - từ tháng hai đến tháng tư ốc ruốc theo sóng dạt vào bờ - ban tặng cho đời và để gợi nhớ cho những ai ưa “ăn để thưởng thức” về một loài ốc biển nhỏ nhoi nhưng đầy ý vị, trước khi vỏ của chúng trở thành những tấm mành mỹ nghệ./.



(Đ/c: Sở VHTT – 220 Trần Hưng Đạo – TP Tuy Hoà – ĐT: 057.827767)


TÔI VẪN NGHE ĐÀI PHÁT THANH

TÔI VẪN NGHE ĐÀI PHÁT THANH
Mạnh minh Tâm
Nhiều người cho rằng, truyền hình là phương tiện dùng cho giới thượng lưu, còn phát thanh là phương tiện giải trí của dân nghèo. Tôi không nghĩ vậy, mỗi phương tiện đều có lợi thế riêng của nó. Tùy vào gia cảnh, địa bàn cư trú, tuổi tác, sở thích... để lựa chọn cho mình kiểu nghe, kiểu đọc, kiểu xem sao cho phù hợp. Là dân nông thôn miền núi muốn xem truyền hình phải coi lại nơi ở của mình truyền hình đã phủ sóng tới chưa, rồi phải có bạc triệu để chọn hiệu, chọn máy. Muốn xem báo viết, tìm đến “bét mắt” cũng không có và khi có được nó thì cũng chỉ nhận những thông tin muộn. Nói chung sử dụng hai thứ nói trên đối với người dân vùng biển, miền núi, vùng sâu, vùng xa là bất tiện. Vì vậy, với tôi phát thanh vẫn là phương tiện thông dụng nhất.
Năm nay đã bước vào tuổi sáu lăm, tôi nghe đài từ cái thời “Làm trai cho đáng nên trai, đi đâu cũng vắt cái đài bên lưng”. Hồi đó mua một cái máy Radio hiệu Filip phải tốn cả lượng vàng. Nghe đài riết rồi ghiền, không có nó một bữa cảm thấy như thiếu thiếu cái gì. Điều đó cũng dễ hiểu thôi! Cái đài radio là vật bất ly thân đã gắn bó với mình từ trong chiến tranh. Khi vắt vẻo trên cánh võng trong rừng sâu mà nghe được tiếng hát thánh thoát của nghệ sỹ Tường Vi, nhận được tin thắng trận từ các chiến trường. Sau ngày hòa bình thống nhất làng xã chưa có điện, radio là vật dụng duy nhất cho cả nhà nghe tin tức, giải trí. Bây giờ có lắm cái nghe nhìn, nhiều gia đình vứt nó vào xó nhà để đóng bụi meo mốc, thấy mà tiếc. Riêng tôi vẫn thường xuyên nghe đài phát thanh, không phải vì nhà không sắm nổi ti vi mà vì tuổi đã cao - đọc báo, xem truyền hình ngồi lâu không chịu nổi chứng đau lưng mỏi mắt.
Hơn nữa, nghe đài phát thanh cũng có cái thú của nó. Tuổi già ngủ dậy sớm, chế bình trà nóng, vừa thưởng thức mùi trà thơm phưng phức, vừa nghe tin tức buổi sáng về tình hình trong tỉnh, trong nước; một ngày mới bắt đầu bằng những thông tin của phát thanh làm sảng khoái tinh thần, gợi mở cho tôi những ý tưởng làm việc hiệu quả; vót nan đan giỏ, cuốc cỏ sắn mía, làm rẫy, dọn vườn ... vừa làm việc, vừa nghe đài; một công đôi việc, quên nỗi nhọc nhằn, ngày như ngắn lại mà kết quả lao động như dài ra. Tiện lợi nhất là những khi ở trang trại, đêm xuống một mình nằm giữa núi rừng quạnh hiu có đài nghe ò e ỏn ẻn đỡ buồn. Lúc này đài phát thanh trở nên người bạn tâm tình thân thiết hơn ai hết. Bạn bè tôi ở Sông Cầu nuôi giữ bè tôm, hàng ngàn nông dân đi làm từ sáng sớm, trở về lúc đỏ đèn; quanh năm trong hoàn cảnh ấy, tôi hình dung nếu không có đài phát thanh, chúng tôi không biết phải làm gì để có được thông tin giải trí.
Nói như vậy, không phải vì tôi già nên ưa nghe đài phát thanh. Mà tôi muốn khẳng định một điều, đài phát thanh vẫn là phương tiện chủ yếu nhất đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa thông tin lành mạnh đối với dân quê chúng tôi, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc miền núi. Nên tôi vẫn nghe đài phát thanh !

Thursday, September 4, 2008

BÀN GIAO CỔ VẬT CHO SỞ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH.


Ngày 29/8/2008, tại đồn Biên phòng 356, huyện Đông Hoà, Bộ chỉ huy Biên phòng Phú Yên tiến hành bàn giao 158 hiện vật gốm sứ cho Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Phú Yên. Những hiện vật trên do Đồn Biên phòng 356 bắt giữ trên tàu đánh cá bằng chất nổ của Quảng Ngãi tại vùng biển Hoà Hiệp Nam, huyện Đông Hoà vào tháng 6/2008. Những hiện vật gốm sứ trên đã được ngành chức năng giám định có giá trị lịch sử, văn hoá ở niên đại vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII.
Sau khi tiếp nhận Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã giao cho Bảo tàng Phú Yên Bảo quản, nghiên cứu và trưng bày./.
Mạnh Minh Tâm

LOÀI HOA NẶNG NGHĨA ĐẤT QUÊ



Một sáng cuối thu, mưa bay bay, gió thốc nhẹ, vườn nhà ngoại chợt rực lên những giề hoa sắc tím nhuỵ vàng. Những đụn hoa mới nhô lên từ lòng đất như những ngôi biệt thự trong vườn cổ tích, đó là lúc Bông giề đang nở . Dân quê ai cũng biết, từ bao đời nay, bông giề mỗi năm chỉ một lần nở. Hoa nở không phải để cho người đời chiêm ngưỡng sắc hương và cũng không uổng phí đời hoa khi cánh tàn nhuỵ rữa. Hoa nở để làm hương vị nồng nàn cho những bát canh rau dân dã tập tàng thơm ngát tình quê.
Đất quê dâng cho đời muôn vàn hoa thơm cỏ lạ. Các loài cây cỏ thông thưòng từ đất mọc lên, cây đâm cành rồi mới ra hoa kết trái. Nhưng duy nhất chỉ có loài bông giề, một loài có đặc điểm hiếm thấy là từ đất mọc lên đã là hoa, từ hoa nức ra lá, khi lá sum suê cũng là lúc hoa tàn. Một loài hoa không phải nhọc công vun trồng chăm bón, bởi nó không cần tưới nước bón phân. Và chỉ mọc ở đất vườn, đất nhà ở chứ không phải bất kỳ.
Như có phép lạ, loài hoa trồng một lần rồi cứ tự phát tán, lây lan như nấm, mọc chen chúc dưới thân những bụi cây Bồ ngót, Táo nhơn, hàng rào Dâm bụt. Hoa chỉ nở vào mùa thu và chỉ một lần nở khi gặp một cơn mưa làm mềm đất. Đất sinh ra hoa, hoa tạo ra lá. Ít có loài hoa nào mà hoa, lá, củ, đều hữu dụng, không bỏ thứ gì. Hoa lá bông giề dùng để nấu canh, củ bông giờ ngày xưa dùng chế biến thành bột huỳnh tinh để dành chữa bệnh kiết lỵ hoặc dùng uống giải nhiệt, cấp cứu khi bị thương hàn nóng sốt. Để có một bát canh bông giề thơm ngon, khi phát hiện những giề bông vừa nhú lên từ đất, phải đợi cho hoa nở đều từng cánh. Thời chưa có tủ lạnh, khi hái Bông giề ngoại tôi thường dùng ngọn lá chuối tươi lót vào lòng rổ, rồi nhẹ nhàng nhón rút từng vòi bông, xếp nằm từng lớp, cuốn lại để giữ cho tươi lâu, ăn nhiều ngày. Hoa nở, gặp lúc mưa dầm, phải đội mưa, nhanh tay hái để tránh cát nhảy vào bì hoa, rửa không kỷ, ăn canh phải sạn.
Mặc dù, không phải là nguyên liệu chính cho những nồi canh. Bông giề trong những bữa canh quê, mỗi năm chỉ có dịp ăn ít ỏi đôi ngày nhưng là những bữa canh nhớ đời bởi nó là một thứ gia vị tạo nên hương vị không lẫn bất cứ loại gia vị đồng quê nào khác. Những nồi canh tập tàng rau dền, bồ ngót, lá bát với một ít bông giề thì không nhất thiết phải có thịt cá. Chỉ cần một vốc đậu phộng tươi giã nhỏ, khi nấu canh có màu nước trắng đục nêm vừa, ăn với chút muối é trắng ( giã với ớt cay), chúng ta sẽ có bát canh thơm lừng mùi bông giề, ngon ngót vị bồ ngót, cay cay mùi é đồng. Lâu ngày được ăn canh bông giờ, lạ miệng, no bụng vẫn cứ thèm cơm.
Lâu rồi, xa quê chợt nhớ một loài hoa đã tạo nên hương vị văn hóa làng và lo tiếc, một ngày nào đó bông giề không còn trong những bữa cơm đậm đà, chan chứa tình quê./.
Mạnh Minh Tâm

BÔNG GIỀ


LÁNG GIỀNG

Tình láng giềng
Ba Em
Trong dân gian chúng ta vẫn truyền cho nhau câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” và trong cuộc đời của mỗi chúng ta điều may mắn lớn nhất trong cuộc sống là có được những người láng giềng tốt.
Ở một cộng đồng dân cư mà tình nghĩa xóm làng được gắn bó như máu mủ ruột rà thì sẽ tạo nên sự an cư của mỗi gia đình. Ngược lại, ở một chòm xóm hay một khu phố nào mà mối quan hệ láng giềng thường bị xung đột, rạn nứt thì cuộc sống sẽ khó có được sự yên ổn sau những ngày làm việc mệt nhọc.
Láng giềng là những người có gia đình sống kề cận nhau về mặt cư trú, luôn có sự gắn bó mật thiết với nhau đã trở thành truyền thống từ ngàn xưa, với câu nhắc nồng ấm tình người “Tối lửa tắt đèn có nhau”. Vậy mà ngày nay vẫn có người lãng quên ? Vì một con gà bươi phá vườn rau, vì vài bụi dâm bụt hàng rào lấn đất, con trẻ chọc ghẹo qua lại ... mà họ đã vội coi thường tình làng nghĩa xóm. Mặc cho đám giỗ, ngày tết, ốm đau hoạn nạn của người bạn láng giềng; họ cứ dửng dưng theo kiểu “Đèn nhà ai nấy tỏ, ngõ nhà ai nấy biết” như không có gì xảy ra. Thật đáng buồn cho những ông hàng xóm cố chấp, quá quắc đáng trách.
Nếu ai ai cũng hiểu, có một láng giềng tốt là có được một người bạn thân thiết, một cộng sự đắc lực để nương tựa qua lại, nhất là những lúc không may bị “trái gió trở trời” thì tình nghĩa xóm làng lại càng quý hơn.
Để người láng giềng sống với nhau như bát nước đầy, tôi nghĩ bản thân của từng người, từng gia đình chúng ta phải là những gia đình văn hóa. Và điều quan trọng hơn là phải biết bình đẳng, không xâm phạm đến quyền lợi của những láng giềng. Biết khoan dung, rộng lượng trước những cá tính, đặc điểm hoàn cảnh của người hàng xóm mà mình cho là không phù hợp. Có được như vậy chúng ta mới có được sự “nhân hòa” trong cuộc sống thường ngày, và tất nhiên là gia đình chúng ta sẽ có được trong một mái ấm “an cư” để thực hiện ước mơ “lạc nghiệp”./.

NGÀY HỘI CÁC DÂN TỘC



THÀ CHẾT CHỨ KHÔNG THEO GIẶC !



Đó là lời thề một lòng chung thuỷ, son sắc với Đảng, với cách mạng của dân tộc Chăm, Ba Na vùng cao Thồ Lồ - Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân, Phú yên). Đó cũng là câu nằm lòng của các dân tộc thiểu số Miền Tây đã giúp họ bền gan, vững chí, kinh thượng đoàn kết, quyết tâm đánh Mỹ, thắng Mỹ. Ông La Chí Noa – nguyên là uỷ viên thường vụ huyện uỷ được giao phụ trách mặt trận Miền Tây của tỉnh vừa kể chuyện, vừa nhắc lại như vậy với giọng điệu khẳng khái của một vị tổng chỉ huy các lực lượng trước lễ xuất quân năm nào. Ông kể rằng: Vào những năm 1962-1963, đây là thời điểm Mỹ nguỵ thực hiện chính sách khủng bố “Tam quang” - đốt sạch, giết sạch, cướp sạch. Chúng coi đó là biện pháp tách cá khỏi nước hòng cô lập hoạt động cách mạng. Mặt khác chúng ra sức càn quét, đánh phá dữ dội; toàn bộ nhà cửa, bò ngựa các vùng căn cứ cách mạng đều bị chúng đốt phá, cướp bóc không thương tiếc. Nhân dân bị chúng dồn vào các ấp chiến lược Bình Tuy, Đồng Tre, La Hai.
Lúc này Làng Đồng – xã Phú Mỡ (Đồng Xuân) là một trong những căn cứ trú quân của huyện đội Miền Tây và Trung đoàn Ngô Quyền - bộ đội chủ lực từ miền Bắc vào chuẩn bị cho những trận đánh lớn vào quận lỵ Đồng Xuân, Sông Cầu.
Vào mùa khô năm 63, trong một trận càn quét 7 ngày đêm của địch ở vùng núi Xuân Quang 1, Phú Mỡ. Chúng huy động rầm rộ các lực lượng không kích, pháo binh, bộ binh; trên không máy bay oanh tạc, dưới đất biệt kích, lính dù đổ bộ. Rừng ChưnBran, sông Hà Đan, suối Cà Tơn một dãy trường sơn mênh mông trong xanh bổng chốc rung chuyển, gầm rú tan hoang trong lửa đạn. Dân làng Đồng được lệnh di tản vào gộp đá Kôncalor tránh bom đạn – đó là một đường hầm thiên tạo dài hun hút, đủ sức che chở cho hàng trăm người lánh nạn càn quét. 7 ngày nằm trong hang đá, cái chết do đói khát đã rình rập, khắc khoải dân làng. Sau khi địch rút đi, trên 50 gia đình, với hàng trăm con người trở về làng. Thì than ôi ! nhà cửa, rinh lúa (kho) chỉ còn là đống tro tàn đổ nát, bò ngựa, heo gà lớp bị chúng cướp di, lớp bị chúng sát hại – xác súc vật chết ngổn ngang, vất vưởng ung thối cả một vùng rừng. Vừa đương đầu với bom đạn, chết chóc giờ lại phải cầm cự với cái đói nghiệt ngã cùng cực.
Ông La Văn Lung - trưởng thôn Xí Thoại – nguyên là trung đội trưởng đơn vị C3 đóng quân tại Làng Đồng cho biết: Nạn đói của làng Đồng bắt nguồn từ trận càn quét năm 63, tiếp đến là những đợt máy bay rải chất độc hoá học rừng cây trụi lá, rồi hạn hán mất mùa. Cái đói cứ lây lan cho dân làng và bộ đội sang tới năm 67. Đói dữ lắm, đói không thể tả - chuối cây, lá đu đủ người ăn cây không kịp lên, cành không kịp bén lá. Mỗi đọt lá sắn bây giờ là một hạt gạo quý, vậy mà chất độc hoá học của Mỹ thiêu rụi, triệt lấy nguồn sống. Mỹ nó độc ác còn hơn cọp beo trên rừng.
Dân làng hết cái ăn do mình làm ra thì quay sang tìm rau rừng, củ núi: trái sung, trái ngái, củ pấu, củ Nần, củ mài, rau chóc, lá rướng… là nguồn sống xung quanh làng nhưng đến lúc cũng phải cạn kiệt. Tìm cái ăn con người phải lang thang như con hươu, con nai đi tìm lộc cây, nguồn nước. Nhiều người đi tìm cái ăn bị đói lả, kiệt sức rồi chết ngoài suối, trong rừng. Củ nần, nấm độc đã cướp đi nhiều sinh mạng… Ngày laị qua ngày, nhìn những người thân thích ruột rà của mình lần lữa trút hơi thở cuôí cùng… mà bất lực, không biết phải làm gì. Trong làng ngày nào cũng có người chết. Nhà ông Ma Dơn – giàu có nhất làng, bò năm bảy chục con, giờ trắng tay; 15 người thân trong nhà (kể cả người ở mướn) lần lượt chết rụi không còn một ai. Nhẩm tính từ năm 63 đến năm 67, làng Đồng đã có 74 người chết đói và bệnh tật, chết nhiều nhất là năm 1963. Trong cảnh khốn cùng có người bức không chịu nổi bỏ theo địch vào ấp chiến lược nhưng đại đa số dân làng vẫn ở lại với bộ đội, đồng cam cộng khổ sống chết có nhau.
Ông Ma Doãn - sống thời đó, hiện giờ là già làng của làng Đồng, nguyên Bí thư xã Phú Mỡ từ năm 1967 - kể thêm: Gia đình tôi sống đông đủ đến nay là may mắn nhất; thằng La Chí Dũng kia, mẹ sinh ra nó năm 1964, năm đó đói quá, mẹ mất sữa, mỗi bữa tôi lần mò đến nhà nào có gạo nấu cơm để xin chắt vài giọt nước cơm mang về nhỏ vào miệng nó; vậy mà qua được, sống và lớn phỏng phao tới giờ. Tội cho bộ đội mình thời đó, một trung đội vài chục người ăn mà mỗi lần nấu chừng 2 ký gạo, miếng sắn, trái sung cõng trên lưng vài ba hột cơm - chấm với tro tranh mà ăn ngon ngọt. Thấy mà thương đứt ruột, nhưng chẳng biết làm sao được. Vậy mà vẫn gan dạ sống và chiến đấu đến ngày thắng lợi.
Cũng như bao chiến công thầm lặng, 74 người chết ở Làng Đồng chỉ là con số nhẩm tính, có thể chưa chính xác. Nhưng sự kiện chết đói do kẻ thù o ép, vùi dập là có thật. Những cái chết buất khuất, kiên cường để bám trụ buôn làng, để được tự do, để được sống với cách mạng, để núi rừng miền Tây trở thành luỹ thép thời đánh Mỹ. Sự hy sinh anh dũng và chiến công của họ đáng được nhắc nhớ để tự hào và tôn vinh.
Mạnh Minh Tâm.

NGÀY HỘI CỦA SẮC MÀU VÀ HÌNH KHỐI




Đã thành thông lệ, mỗi năm một lần, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm ở 9 khu vực trong cả nước. Năm nay, lần thứ hai Phú Yên đăng cai Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung - Tây Nguyên lần thứ XIII, quy tụ đông đảo họa sĩ trong khu vực. Đây thật sự là một ngày hội sắc màu của giới cầm cọ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Lê Kim Anh: Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên lần thứ XIII là ngày hội lớn của giới mỹ thuật khu vực, góp phần khơi nguồn cảm hứng trong sáng tác hội họa, đồ họa, điêu khắc… của các nghệ sĩ. Hoạt động này là động lực để các họa sĩ sáng tạo, không ngừng tìm tòi những nét mới trong sáng tác nghệ thuật; giao lưu, học hỏi, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.Với giới họa sĩ, triển lãm là dịp tốt để gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, đồng thời là cơ hội để “thử sức” ở một sân chơi quy mô, quy tụ khá nhiều họa sĩ đã có danh trong nghề. Họa sĩ Ngô Thái Bình (Khánh Hòa) gây ấn tượng bởi sự sáng tạo và hàm ý sâu xa trong tác phẩm Lời ru của rừng. Họa sĩ Trần Quyết Thắng với tác phẩm sơn dầu Đô thị trẻ khắc họa sự đổi thay trên quê hương Phú Yên với những tòa nhà cao tầng mọc lên, đường phố nhộn nhịp hơn, cuộc sống hối hả… Nguyễn Huy Bách, một họa sĩ khác ở Phú Yên tham gia triển lãm với bức tranh sơn mài Tàn phiên chợ bố cục hợp lý, màu sắc hài hòa… Cùng với Niềm nhớ - tranh sơn mài của Hồ Thị Xuân Thu (Gia Lai), Biển mặn tình người - tranh lụa của tác giả Nam Kha (TP Đà Nẵng), Tàn phiên chợ được Hội đồng nghệ thuật giới thiệu để dự giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam.

Theo đánh giá của Hội đồng nghệ thuật, Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung - Tây nguyên lần thứ XIII có nhiều tác phẩm thể hiện sự bứt phá, tìm tòi sáng tạo; nhiều tác giả tuy chưa có tên tuổi nhưng cũng khá vững tay nghề. Điều dễ nhận thấy tại triển lãm lần này là tác phẩm của các họa sĩ, nhà điêu khắc ở những địa phương có không khí mỹ thuật sôi nổi như Khánh Hòa, Đà Nẵng, Gia Lai… có chất lượng vượt hẳn so với các địa phương khác. Ngô Thái Bình, một trong hai họa sĩ đoạt giải C ở Khánh Hòa cho biết, không khí làm việc của các họa sĩ, nhà điêu khắc ở Khánh Hòa rất sôi động. Anh em cũng nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía Hội Văn học - Nghệ thuật địa phương và lãnh đạo tỉnh. Mỗi lần tham gia triển lãm tranh khu vực là một lần anh em cầm cọ Khánh Hòa có điều kiện tập trung trí tuệ, công sức nâng cao tay nghề, mang đến cho công chúng những đứa con tinh thần tốt.

Họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam đánh giá: Triển lãm lần này cho thấy sự cố gắng sáng tạo của các học sĩ. Các tác phẩm nhìn chung đã có sự đồng đều hơn về chất lượng, mặt bằng sáng tác được nâng lên, chất liệu sơn dầu đã được nhiều tác giả quan tâm, khai thác. Một số tác phẩm sơn mài của các hội viên địa phương có chất lượng. Tuy nhiên, mảng đồ họa, tranh khắc còn ít được khai thác. Tuy giải B thuộc về lĩnh vực điêu khắc nhưng nhìn chung còn chưa xứng tầm với một khu vực có điều kiện sáng tác điêu khắc. Nhiều tác phẩm còn sơ lược, khô cứng, quá chú trọng đến hình thức mà thiếu biểu cảm, rung động trong sáng tạo. Một số tác phẩm lặp lại mô típ của Tây Nguyên, chưa có sự tìm tòi nên thiếu hấp dẫn. Cũng theo họa sĩ Trần Khánh Chương, các nghệ sĩ tạo hình miền Trung - Tây Nguyên đã có bước tiến dài trong sáng tạo, tuy nhiên cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa để có những tác phẩm xuất sắc trong các cuộc triển lãm khu vực.

Đến với Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung - Tây Nguyên lần thứ XIII, người yêu mỹ thuật không chỉ được thưởng lãm tác phẩm mà còn gặp gỡ, chuyện trò với các họa sĩ, những người lặng lẽ làm nên cái đẹp cho cuộc sống.

Ban tổ chức đã nhận được 185 tác phẩm của 158 tác giả. Qua 4 vòng xét, Hội đồng nghệ thuật chọn 129 tác phẩm của 121 tác giả ở 9 tỉnh trong khu vực để dự treo, trong đó có 54 tác phẩm của 46 tác giả là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam; 75 tác phẩm của 75 tác giả là hội viên Hội Văn học nghệ thuật địa phương.

Ban tổ chức đã trao giải B (không có giải A) cho tác phẩm Âm vang (gỗ) của Nguyễn Văn Hàm (TP Đà Nẵng); 2 giải C cho tác phẩm Lời ru của rừng (sơn dầu) của Ngô Thái Bình và Hoài cổ (sơn dầu) của Lê Trí (Khánh Hòa); tặng thưởng cho 3 tác phẩm: Đô thị trẻ (sơn dầu) của Trần Quyết Thắng (Phú Yên), Biển mặn tình người (lụa) của Hồ Đình Nam Kha (TP Đà Nẵng) và Niềm nhớ (sơn mài) của Hồ Thị Xuân Thu (Gia Lai).

KIM CHI