Wednesday, July 29, 2009



Tuyệt kỹ chậu kiểng
MẠNH TÂM - HÙNG PHIÊN

Tại huyện miền núi Đồng Xuân (Phú Yên), chàng trai Ngô Hoài Anh với những trăn trở tìm ra tuyệt kỹ đúc chậu kiểng đã tự mình thoát nghèo và góp phần giải quyết lao động tại địa phương.
TÌM TRONG CHÍNH MÌNH
Đúc chậu thông thường bằng theo khuôn đúc sẵn thì ai cũng có thể làm được. Nhưng chậu cho cây kiểng nói chung và thể loại chậu bonsai là phải đáp ứng dáng thế theo tiêu chí mà dân chơi nghệ thuật cây cảnh đặt ra. Có thể ví cây kiểng như chiếc áo, còn chậu kiểng là cái quần và người đúc chậu là một nhà phục trang tinh đời làm cho cả chậu và cây kiểng trở thành một tác phẩm nghệ thuật.
Với vốn kiến thức từng làm nghề sửa chữa điện tử và am tường nghệ thuật chơi cây kiểng, sau nhiều năm trăn trở, nghiên cứu thị hiếu khách hàng, anh đã thiết kế ra hàng loạt các kiểu dáng chậu, đồng thời với tự chế ra những bàn xoay, cần gạt, rôlăn chạy chỉ, khuôn dập hoa văn, in chữ nổi, bí quyết pha tráng màu… Bí quyết đó đã làm cho cơ sở đúc chậu bonsai Hải Yến sản xuất hàng loạt sản phẩm chậu cây cảnh có đủ kích cỡ, kiểu dáng: chậu hình chủ nhật, vuông, tròn, oval, thuẩn, lục giác, bát giác… chậu ống, khay non bộ, tiểu cảnh, đôn chậu. Mỗi thể loại có đủ: lớn, nhỏ, cao, thấp…mặc cho khách hàng thoả thích lựa chọn mà không đụng hàng với bất cứ loại gốm sứ hiện có trên thị trường trong nước... cả gốm sứ Giang Tây Trung Quốc.
Để tồn tại và khẳng định thương hiệu Hải Yến trên thị trường chậu cảnh bon sai, Ngô Hoài Anh cũng đã trải qua những chặn đường gian khó. Anh tâm sự: “Vợ chồng mình vốn là công chức, về đất núi làm ruộng rẫy thì quả là không quen, nhưng bù lại tôi tự học và biết sửa chữa tivi, đầu chiếu vidéo từ thời các Đài truyền hình còn phát trắng đen; nhờ vậy mà có điều kiện xoay trở để lo cho mấy đứa con thi đậu và đều tốt nghiệp đại học. Những năm trước, có lúc túng thế còn phải xây hồ nuôi ốc bưu vàng bỏ cho các quán nhậu, trèo đèo lội suối săn tìm cây cảnh. Và chính cái thú chơi cây cảnh đã thúc giục tôi mày mò đến với nghề đúc chậu kiểng”.
ĐẤT NÚI THÀNH CHUỐI THÀNH ĐƯỜNG!
Anh nói, chơi cây cảnh thì phải có chậu để giâm trồng. Tự sản xuất thì bớt phải bỏ tiền mua chậu, nhưng cái thú nhất là được làm ra những kiểu dáng chậu hợp với ý tưởng của mình. Nguyên liệu đúc chậu, đơn giản chỉ là xi măng và cát. Nhưng để thoả mãn tính thẩm mỹ của khách hàng phải suy nghĩ tạo mẫu mới có được những chậu cảnh bon sai phong phú về kiểu dáng và kích cỡ. Chậu men, sứ đầy dẫy về các kiểu dáng và màu sắc, nhưng chậu cảnh Hải Yến vẫn được thị trường tín nhiệm bởi có đủ kiểu dáng, kích cỡ, mới lạ và phong phú; màu sắc không phai, nước sơn không bong tróc; nắng nóng giữ độ ẩm cho cây, mùa mưa không úng nước; hàng bền đẹp nhưng giá lại rẻ. Với ưu thế đó, cộng với cát sạn tại chỗ, lao động là người địa phương thiếu việc làm, giá nhân công rẻ. Những năm qua, cơ sở chậu cảnh Hải Yến đã đầu tư mua trên 2.000m­­­­­­­­2 đất gò để mở rộng sản xuất. “Ai chê đất núi, tôi quyết biến nó thành chuối thành đường!”-Ngô Hoài Anh quả quyết.
Từ chuyến hàng xuất xưởng đầu tiên vào năm 2000 đến nay, cơ sở chậu cảnh bon sai Hải Yến không có khái niệm hàng tồn đọng. Hàng sản xuất ra đến đâu, các đại lý nhập đều đến đó. Hàng ngày, trên 20 công nhân phải luôn tay làm việc để từ 3-5 ngày đảm bảo có lượng sản phẩm đủ chuyến xe theo đơn đặt hàng của các đại lý ở Phú Yên, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các tỉnh Tây Nguyên…
Có được đầu ra ổn định, doanh thu Hải Yến bình ổn mức 30 – 50 triệu đồng/tháng, lương công nhân bình quân trên 1 triệu đồng/tháng, là mức thu nhập khá ở một huyện miền núi như Đồng Xuân. Trừ hết các khoản chi phí ông chủ Hải Yến cầm chắc hàng trăm triệu đồng/năm. Hàng chất lượng, giữ được chữ tín trong giao ước với khách hàng, người nhận tiêu thụ sản phẩm được hưởng 20% chiết khấu trên một sản phẩm, nhận chuyến hàng sau phải thanh toán đủ, sòng phẳng chuyến trước. Hiện cơ sở này đang có dự định vươn ra nhận xây cất nhà sàn bằng vật liệu: trụ bê tông giả gỗ, sàn vách tre, mái lợp lá cọ, lá dừa nước… cho các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
M.T-H.P

Friday, July 24, 2009

























VUI BUỒN
THEO NHỊPTRỐNG TANG
Mạnh Minh Tâm

Mỗi lần đến thăm những đám tang ở nội thành Tuy Hòa, trong nỗi đau mất người thân, tôi lại thấy chạnh lòng khi nghe những hồi trống chầu day dứt từ một người tật nguyền điểm nhịp. Người mà trên 30 năm qua đã nuôi sống cả gia đình mình bằng nhịp trống…đưa tang. Những nhịp trống làm cho bao người thân nức nở nghẹn ngào nhưng lại là bát cơm manh áo của những mảnh đời chịu nhiều bất hạnh.
Đời chọn tôi theo nghiệp …đánh trống đám tang
Bị bệnh bại liệt từ trong bụng mẹ, anh Lê An (ở khu phố Ninh Tịnh 2, phường 9, TP Tuy Hòa) đôi chân bị què quặc, thị lực chỉ còn một mắt. 5 tuổi An mới chập chững tập đi, 10 tuổi hàng ngày cà lết theo ông Tám Bầu tập đánh trống đưa tang. Không ai coi đánh trống đám tang là một nghề nhưng để được người nhà của người quá cố " rước" về lo việc bùm…beng cho hậu sự, một việc cứ tưởng đơn giản nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể làm được nếu không có người "trong nghề" hướng dẫn, chỉ bảo. Anh An nói, hồi nhỏ theo ông Tám Bầu, tôi chỉ mất vài ba tháng để biết cách đánh trống nhưng phải mất vài năm mới hiểu hết ý nghĩa, lễ thức của từng hồi trống, nhịp trống.
Người đời thường bảo "Sống dầu đèn-chết kèn trống". Tang lễ mà không có tiếng trống thì thật là bất hạnh. Đám nhà giàu sang, dù đã rước về một ban nhạc có đủ kèn, cò, kìm, hạ-di với dàn loa âm ly hiện đại nhưng không thể thiếu tiếng trống chầu. Để tiếng trống biểu cảm nỗi lòng bi thương của bao người thân và gia đình tiễn biệt một linh hồn về nơi an nghĩ, người cầm chầu phải biết những lễ thức gióng trống. Ba hồi thúc dài khi người chết đã ấm êm trong quan tài như báo hiệu cho xóm giềng, người thân - nhà có người vừa từ trần; tiếng trống nhịp đều chậm rãi nghe buồn bã là nỗi cảm thông chia sẻ của những người thân đến phúng viếng; trống lễ thần phục như chiếc cầu nối cho hai cõi âm dương giao hoà nỉ non lời tiễn biệt; trống đưa tiễn, trống hạ huyệt, trống báo hiệu đã xong việc chôn cất…đều phải đúng lúc, đúng nhịp và phải có hồn. Chà! Như vậy anh cũng giống như một nhạc công- tôi hỏi, anh An cười và nói rằng, tôi như một “âm công” - đúng hơn. Ai không thạo lễ thức từng nhịp trống, tay và dùi không nhập hồn sầu luỵ thì nhịp và âm trống rơi vào thang âm vô cảm. Tôi hỏi, sao anh không chọn một nghề nào khác để sử dụng đôi tay còn lành lặn mà đi làm cái nghề hẩm hiu, mọi người thấy anh đi qua "sợ khiếp" vì coi anh là điềm xui xẻo. Anh An bộc bạch: “Tật nguyền, cha mẹ mất sớm, thất học, lỡ theo nghiệp đánh trống kiếm cơm từ nhỏ; giờ đã 49 tuổi rồi. Cứ coi như đời đã chọn tôi theo nghiệp đánh trống đám ma”. Ít ai biết, nghề cầm chầu đám ma cũng có quá nhiều nỗi khổ: Buồn và đau khổ nhất là vào dịp tư tết, giỗ chạp bà con chòm xóm gần như đoạn tình láng giềng – không một ai bén mảng tới nhà An và An cũng chẳng dám bước tới nhà ai. Hôm nào không có đám, An lủi thủi ngồi nhà hoặc đi chùa lạy Phật.
Nhịp trống là… bát cơm, manh áo
Nghịch lý cuộc đời "kẻ khóc người cười", không nói ra, nhưng hàng xóm coi việc cầm chầu của An là một “nghề” sống trong sự đau khổ của người khác. Ngày nào An “thất nghiệp”, đâu đó có người kéo dài thêm sự sống. Mong vậy, nhưng ngày nào mà chẳng có người chết! Đành chịu vậy, An không buồn- vì đó là sự thật! Từ nhỏ An nghĩ, phận mình như thế này có lẽ chỉ đánh trống kiếm sống qua ngày và đi tu. Ai ngờ, rồi cũng có được vợ con. Nhưng trúng phải vợ "khùng” (Bệnh thần kinh) lại mắc chứng nghiện rượu. Than ôi! Đã nghèo, lại mang eo, gánh nặng đôi chân què quặt- khổ thân, giờ thêm gánh nặng nghiệp chướng, oan gia. Vợ hàng ngày không làm gì ra tiền, ngoài việc trông nhà, lo cơm nước và thỉnh thoảng…say rượu. Có hôm đi làm về, thấy vợ say vật vã nằm đường, phải phiền hàng xóm giúp khiêng về nhà. Con 10 tuổi phải nghỉ học giữa chừng vì không tiền nộp học phí, sách vở nên đã nhập theo cha tập đánh trống. May mà năm 2005, chính quyền phường cất cho căn nhà, thay cho chỗ ở mái lá núp dưới hóc bụi tre, vách bằng thùng giấy. Mấy mùa đông rồi thoát khỏi nỗi khổ những cơn mưa dầm phải ngồi thức đêm tránh nước nhà dột.
Trên 30 năm gắn bó với công việc được gọi là nghề nhưng không đủ cho mức sống tối thiểu. Vậy thì sao có thể gọi nghề được? Mặc cho ai đó rẻ rúng… An vẫn thanh thản sống bằng sức lao động chính đáng. Ai mà biết, để có được những đồng tiền "hậu tạ" ít ỏi; quanh năm suốt tháng, dù mưa hay nắng, ngày hai buổi An phải lê những bước chân nghệch ngoạc, nặng nhọc qua 2km , mất 20 phút đi bộ từ nhà vào các trại hòm trung tâm thành phố, để chầu chực: 1 quan tài xuất đi - theo tới nhà có người vừa mất - xin nhận làm chân đánh trống. Điệp khúc buồn, nhưng biết làm sao được, vì đó là bát cơm manh áo cho sự sống của bản thân và vợ con.
Kiếm được đồng tiền nhờ lòng hảo tâm và tuỳ vào gia cảnh của người từ trần. Phục vụ đánh trống là việc làm không ngã giá. Đám dài ngày, đưa xa mỗi cuộc cao lắm cha con cũng được vài trăm; đám gần, nhà nghèo thường năm bảy chục ngàn; gặp đám chết của các khổ chủ tâm thần, neo đơn, có ca chết bệnh truyền nhiễm không người thân thích, không ai dám tẩm liệm, “mình nhảy vào làm đại". Đó là những hôm làm phúc không công, về ngồi nhà "đói meo”, thở giấc. Một nghề cứ tưởng không có nỗi thán “đã mang lấy nghiệp vào thân...” . Cũng có cớ sự rủi ro “Hạt gạo nhà nghèo vay lẫn đất”.
Lủi thủi, lây lất kiếm sống qua ngày, không than vãn nãn lòng. Nghĩ mà thương cho một người tật nguyền đã vượt lên số phận, chọn con đường sống cho bản thân và gia đình bằng sức lao động của chính mình. Thật xót xa, xấu hổ thay cho những kẻ “sức dài vai rộng” đầy rẫy sự sung sướng bằng những mánh khóe lọc lừa, phạm pháp đáng ghê tởm./.
( Mạnh Minh Tâm – Sở VH-TT-DL Phú Yên - 220 Trần Hưng Đạo - TP Tuy Hoà)






NHẬN DIỆN TỆ ĐỘC ĐOÁN VÀ CHUYÊN QUYỀN
Mạnh Minh Tâm
Cán bộ nào cũng vậy, khi được Đảng và Nhà nước giao cho một chức vụ nào đó thì đồng thời cũng dành cho họ những quyền hạn cần thiết để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ. Đối với cán bộ phụ trách một địa phương, đơn vị có quyền ban hành các quyết định, kiểm tra việc thực hiện các quyết định đó, lựa chọn người cộng sự, đề bạt, khen thưởng, tuyển dụng hoặc xử lý kỷ luật cán bộ, nhân viên dưới quyền theo quy định của pháp luật, v.v… thiếu các quyền đó thì người phụ trách khó mà đảm đương được nhiệm vụ của mình. Một người lãnh đạo, phụ trách được coi là công minh chính trực là người biết lắng nghe đầy đủ ý kiến của những người cộng sự, cân nhắc các phương án khác nhau để có những lựa chọn, quyết đoán sáng suốt và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.
Đó là biểu hiện cụ thể, đúng đắn của nguyên tắc tập trung dân chủ.
Như vậy, chức và quyền đi đôi với nhau, hổ trợ cho nhau. Quyền giúplàm tròn chức vụ, chức vụ bảo đảm pháp lý cho quyền. Quyền với nội dung chân chính của nó là một thứ vũ khí của người cán bộ cách mạng. Quyền đảm bảo hiệu lực công tác giữ vững nguyên tắc, kỷ cương trong nội bộ Đảng và Nhà nước. Nó giúp cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý có cơ sở pháp lý để thực thi nhiệm vụ, chủ động đứng mũi chịu sào để giải quuyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm, công tác của mình.Vì vậy, đối với cán bộ lãnh đạo phụ trách nắm vững quyền và trách nhiệm là điều cần thiết. Buông lỏng quyền được giao là trốn tránh trách nhiệm.
Tuy nhiên, điều đáng nói hiện nay là vẫn còn không ít hiện tượng cán bộ các cấp lợi dụng chức quyền để làm những điều sai trái, dẫn đến tệ độc đoán và chuyên quyền. Độc đoán là tự mình quyết đoán mọi việc, không thèm nghe ý kiến của mọi người xung quanh. Chuyên quyền là thâu tóm mọi quyền hành, tự cho mình có quyền muốn làm gì thì làm, bất chấp tổ chức. Độc đoán và chuyên quyền thường đi đôi với nhau như hình với bóng, cái này vừa là nhân, vừa là quả của cái kia.
Chúng ta hãy xem sự phát triển và diễn biến của tệ độc đoán chuyên quyền.
Khi một cán bộ nào đó được giao một chức vụ mới, thường trong thời gian đầu anh ta vẫn giữ được tính khiêm tốn, biết lắng nghe ý kiến những người chung quanh, biết tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhưng đến một lúc nào đó, anh ta thấy rằng mình được những người chung quanh vì nể, thậm chí nịnh hót, bợ đỡ vì mình có quyền. Và như vậy anh ta thấy rằng có thể sử dụng quyền đó để làm những điều có lợi cho bản thân, gia đình mình thay vì sử dụng quyền đó vì lợi ích tập thể cơ quan, đơn vị. Từ đó, nếu không giữ được mình, thiếu sự kiểm tra của tập thể, anh ta bắt đầu thâu tóm và kiếm chác bằng chức quyền của mình. Sau những đợt làm thử bằng những việc sai trái dễ được nguỵ trang như: Buộc cấp dưới phải răm rắp làm theo ý mình, cô lập những kẻ tỏ ra “bướng bỉnh”, “ban ơn” cho những kẻ cùng “cánh hẩu” với mình, lạm dụng tiêu chuẩn đãi ngộ về vật chất… lâu dần thấy trót lọt, “ngon ăn”, cứ thế mà trượt dài trên con đường sai lầm. Và nhiều hành động sai trái nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra. Chẳng hạn khi đề ra kế hoạch công tác thường xuất phát từ ý chí chủ quan của mình, coi thường chủ trương, chính sách của Đảng, phớt lờ ý kiến của những người cộng sự. Trong việc chấp hành Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên, thì vin vào quyền chủ động, sáng tạo của địa phương, coi thường sự chỉ đạo của cấp trên. Thậm chí có lúc còn coi địa phương, đơn vị mhình phụ trách như là một “giang sơn” riêng. Trong công tác thì dùng mệnh lệnh, cưỡng bức hơn thuyết phục, cho ý kkiến của mình là chân lý tuyệt đối; coi người cộng sự như là kẻ tay sai, dung dưỡng những kẻ nịnh hót, bợ đỡ; đưa tay chân, bậu xậu của mình vào những cương vị công tác chủ chốt trong cơ quan, đơn vị để vây cánh, dễ bề lũng đoạn tổ chức. Đồng thời tìm mọi cách để bưng bít sự thật, bao che cho những hành động tiêu cực; cô lập những người chính trực, trù úm những ai có ý thức đấu tranh chống lại. Thế là anh ta tự biến mình thành một con người khác với mọi người, thành một thứ người mà sinh thời Bác Hồ đã từng phát hoạ chân dung và lên án một cách nghiêm khắc: “ Khi phụ trách một vùng nào thì như một ông vua con ở đấy, tha hồ hách dịch, hoạnh hoẹ. Đối với cấp trên thì coi thường, đối với cấp dưới thì độc quyền lấn áp, đối với quần chúng thì ra vẻ quan cách, làm cho quần chúng sợ hãi. Cái đầu “ông tướng” “bà tướng” ấy đã gây ra bao ác cảm, bao chia rẽ…”
Tệ độc đoán chuyên quyền do nhiều nguyên nhân. Có người do tự cao tự đại, đặt mình cao hơn những người chung quanh; có người do đầu óc gia trưởng, dựa vào chút công lao, lên mặt cha chú đối với những người cộng sự; có người do động cơ xấu, muốn lợi dụng quyền hành để thực hiện những mưu toan cá nhân…Bất kỳ nguyên nhân nào, độc đoán chuyên quyền cũng là một tội lớn. Vì nó gây những tác hại, những tổn thất nghiêm trọng cho bộ máy của Đảng và Nhà nước. Nơi nào có tệ độc đoán chuyên quyền thì ở đó tính chủ động, sáng tạo và năng lực của cán bộ, đảng viên và quần chúng bị kìm hãm, họ thường sợ sệt, không dám phê bình người phụ trách, hoặc nể nang e dè, bỏ qua cho xong chuyện khuyết điểm của cơ quan, đơn vị nhất là của người phụ trách. Ở đó, quyền làm chủ của tập thể chỉ là hình thức, tiếng nói của những người tích cực dám thẳng thắng đấu tranh thường bị xem là “tiêu cực”.
Thực tế cho thấy, để che giấu tội lỗi, những kẻ độc đoán chuyên quyền thường không từ một thủ đoạn nham hiểm, xảo trá nào. Họ giữ quyền bằng cách tìm những chiếc ô che, cho nên họ rất khéo bợ đỡ, nịnh hót cấp trên. Họ dùng quyền để giữ quyền. Vì vậy họ ngày càng độc đoán, càng tàn nhẫn. Họ giữ quyền bằng vây cánh, bằng cách lừa bịp quần chúng, khéo mị dân.
Để phòng ngừa và khắc phục tệ độc đoán chuyên quyền ở các cấp, các ngành thì có nhiều việc phải làm đồng bộ: Tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên; Phát huy dân chủ nội bộ, đề cao tự phê bình và phê bình; đẩy mạnh công tác kiểm tra của Đảng; xử lý kịp thời và nghiêm minh những kẻ độc đoán, chuyên quyền…Cùng với những công việc đó, phải không ngững cải tiến công tác tổ chức, xây dựng và chỉnh đốn nội bộ đảng, xây dựng và hoàn thiện quy chế làm việc ở từng cấp, từng ngành; xác định trách nhiệm của từng tổ chức và cá nhân một cách rõ ràng, rành mạch.
Một tổ chức, bộ máy mạnh, hợp lý, với những quy định rõ ràng về chức trách, ngguyên tắc và lề lối làm việc sẽ có tác dụng không nhỏ trong việc phòng ngừa và kiềm chế tệ độc đoán, chuyên quyền. Vấn đề đặc biệt lưu ý là phải coi trọng phát huy quyền làm chủ và lắng nghe ý kiến của quần chúng. Với sự nhạy cảm rất tài tình của quần chúng, chúng ta dễ dàng nhận diện “chân tướng” của những biểu hiện độc đoán chuyên quyền mà lên án, gạt bỏ những kẻ lợi dụng chức quyền để thoả mãn những dục vọng, những mưu toan vì lợi ích cá nhân để không ngừng xây dựng tổ chức, bộ máy của Đảng và Nhà nước ngày càng trong sạch vững mạnh./.






ÔI ! KARAOKE XÓM…
Mạnh Minh Tâm
Nhà tôi nằm lọt thỏm trong một xóm nhỏ. Láng giềng là những cư dân thuần nông, hiền lành chất phát. Trước nhà là một cánh đồng xanh mượt, rộng cánh cò bay. Bạn tới chơi nhà đều có nhận xét, cảnh sống ở đây thật là thơ mộng và yên ả. Gia đình tôi rất mừng vì đã không chọn nhầm đất ở. Nhưng ngờ đâu, trong cái bình lặng trong lành ấy lại có những chuyện rầy rà, hết sức khó chịu.
Xóm tôi có trên chục nóc nhà đã có bảy hộ sắm đầu máy karaoke. Nghề làm ruộng bây giờ không chỉ đủ, ăn đủ mặc mà còn dư dả xây được nhà mua được xe, phương tiện sinh hoạt văn hoá thông tin gia đình không còn giới hạn tivi, casseete mà còn có thêm bộ máy karaoke để ca hát giải khây trong gia đình, láng giềng và bè bạn… lúc nông nhàn.
Nhưng thực tế thật là phiền toái mỗi khi ba ông hàng xóm karaoke của tôi cất cao giọng hát. Mỗi lần âm thanh trổi dậy, nhà các ông sắm máy như để phục vụ cả xóm làng. Volum mở hết cỡ, trong nhà cửa đi, cửa sổ mở toang hoác. Có hôm cùng lúc 5-7 máy thi nhau hát, âm thanh va đập, cộng hưởng ầm ào làm chấn động một vùng quê. Đã vậy, chủ gia cũng chẳng ý tứ gì về giờ giấc, mỏi mệt, đau ốm của những người già hàng xóm. Họ hát thả cửa theo kiểu “Bất kể đêm ngày ngẫu hứng là chơi”. Tôi để ý nhiều lần và thấy thật kỳ lạ, cũng một nhóm người ấy, cũng đĩa nhạc ấy nhưng có ngày họ hát 3-4 cữ mà không biết chán. Gặp bữa bạn ca đều trong cấp độ “vẹp cần câu” thì thời gian ợ ngáp, giọng nhừa nhựa thường kéo dài vô kể, làm cho các “thính giả” hàng xóm “say” lên đến tận óc. Thật khổ thân cho thằng con tôi, vừa qua phải ôn thi đại học nó phải chịu áp lực “Cái đầu học bài, đôi tai chịu tra tấn” vì một mớ âm thanh hổn độn của karaoke xóm. Những lúc như vậy, tôi khuyên con nên chịu khó lấy bông nút lỗ tai mà học.
Tôi thắc mắc và có phần lo ngại bởi những nhà có karaoke họ ít xem tivi, chẳng màng xem các chương trình thời sự hàng ngày. Trong lúc cả nước đang lo ngay ngoáy về đại dịch cúm A H1 N1, riêng họ cứ thản nhiên ngồi hát. Họ cũng có con học cấp II, cấp III nhưng không biết chúng học bài vào lúc nào và kết quả học tập ra sao? Tôi đem ý trên thương thảo với ông bạn cạnh nhà thì nhận được một tràng phản ứng bất nghĩa: “Nhà ai nấy ở, tai ai nấy nghe, đừng có ỷ cán bộ mà lên mặt dạy đời, rách việc…”. Thật hết biết và bất lực những ông chủ karaoke hàng xóm ngang bướng hết chỗ nói. Tôi cũng có những người bạn có kaoraoke gia đình, khi hát họ đóng kín cửa, họ không hát vào lúc con đang học và giờ nghỉ của hàng xóm.
Ôi karaoke xóm tôi sao mà ồn ào, phương tiện sinh hoạt văn hoá nhưng chẳng văn hoá chút nào!

(Đ/c: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Phú Yên – 220 Trần Hưng Đạo TP Tuy Hoà, ĐT: 0989867337).




TÌNH GIÀ
Phan khôi


Hai mươi bốn năm xưa
dưới ngọn đèn mờ
trong gian nhà nhỏ
Hai cái đầu xanh kề nhau than thở
Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng
mà lấy nhau hẳn là không đặng
Để đến nỗi tình trước, phụ sau
Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau.
Hay, nói mới bạc làm sao chớ!
Buông nhau làm sao cho nỡ!
thương được chừng nào hay chừng nấy
Chẳng qua ông trời bắt đôi ta phải vậy.
ta là nhân ngãi đâu có phải vợ chồng
mà tính việc thủy chung
Hai mươi bốn năm sau, tình cờ trên đất khách gặp nhau
Đôi mái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung, đố có nhìn ra được.
Ôi chuyện cũ mà thôi.
Liếc đưa nhau đi rồi con mắt còn có đuôi./.


CÂY CẢNH
Thanh Hào
Cũng là cổ thụ đấy thôi
Cũng cao tuổi thọ, năm mười chục năm
Phải chi số phận chọn nhầm
Sức bền chịu đựng chôn chân một thời
Muốn chồi nào được có chồi
Nhát dao, lưỡi kéo tay người rợn kinh
Uốn thân, uốn ngọn, uốn cành
Còng lưng, mình có là mình nữa đâu
Vào nơi cửa rộng thềm cao
Mua đi, bán lại tặng nhau mất gì
Miệng người khen, miệng kẻ chê
Muốn về rừng rậm có về được sao
Phố phường khuất đỉnh núi cao
Mây chiều gió sớm trăng sao mịt mờ
Chợ đời mua bán, bán mua
Cây ơi có nhớ hoang sơ rừng già.



TRÁCH PHẬN (lời mới)
Nguyễn Phụng Kỳ


Nói: Thưa bà con cô bác, có ai thấy vợ con tui ở đâu không?
Tôi tên là Sáu Đóm
Ngụ tại xóm Chùa Hang
Tôi đi tìm vợ mà ruột gan khô héo
...Bởi vì tui làm chồng, làm cha mà hư đốn
cờ bac, xỉn say, cho vay cụt vốn; cho nên vợ con tui nó bỏ trốn phương nào...
(Nẫu ca)
Thân trách thân, thân sao khờ dại
Mình trách mình, sao thất bại quá xót xa
Bởi vì tôi mà tan cửa, nát nhà
Đêm năm canh tê tái lệ tôi sa vắn dài
Em ơi! tui nghe rằng nẫu nói em đi theo trai
Còn con anh nó vô tận Đồng Nai nó bán bánh xèo
Anh bây giờ, anh túng quẩn anh học thiến heo
Thiến đâu chết đấy, nẫu cứ theo nẫu bắt đền
Anh bây giờ nhà dưới cho tới nhà trên
Chỉ còn manh chiếu rách mà chẳng nên thứ gì.
Nhớ hầu nào có tủ lạnh, có ti vi
Sáng vù xe máy, đi ăn bánh mì ốp la
Trong chuồng nào là vịt, nào là gà
Muốn ăn thì cắt cổ, cả nhà tiết canh
Hũ rượu sành đủ loại rắn nó phanh (khoanh)
Thuốc cường dương đại bổ sức lực anh dồi dào
Mà bây giờ anh gầy yếu, anh xanh xao
Mà râu ria rậm rạp chẳng ma nào thèm ưng
Anh bây giờ không một cắc để dắt lưng
Gặp bia ôm anh cũng bái, gái đương xuân anh cũng từ
(chớ) Nói ra càng mắc cỡ, càng hổ ngư (ngươi)
(chớ) ăn năn đã muộn, vì lỡ hư quá đà
(Chớ) Em ơi! chớ nỡ lòng nào lại bỏ thằng chồng già
Để (mà) đi theo nẫu vô Khánh Hòa hay ra Qui Nhơn
Đêm em nằm nẫu ấp, nẫu ôm
Bỏ Qua đây lạnh lẽo suốt đêm hôm hỡi trời
Em ơi! anh xin thề , anh nói anh giữ lấy lời
Sai đâu sửa đấy sống cuộc đời thanh cao
Anh xin thề không say xỉn, không hát tào lao
Không nhậu nhẹt, quậy phá làm ồn ào xóm thôn
Anh xin thề nuôi con khỏe, dạy con ngoan
Gia đình hạnh phúc dưới trên thuận hòa
Anh xin thề đoàn kết với mọi nhà
Góp phần chống lũ gian tà bất nhân
Làm tròn nghĩa vụ công dân
Vợ chồng chung thủy nghĩa nhân vẹn toàn
Chớ đôi lời tâm sự với bà con
Tôi ăn năn, tôi hối cải, ai nỡ còn giận tui
Tui xin thề không nói ngược mà làm xuôi
Vợ tui ở đây không có, cho tui rút lui - tui đi tìm./.


BÊN MỘ CỤ NGUYỄN DU
Vương Trọng

Tưởng rằng phận bac Đạm Tiên
Ngờ đâu cụ Nguyễn tiên điền nằm đây
Ngẩn trời cao cuối đất dày
Cắn môi, tay nắm bàn tay của mình

Một vùng cồn bãi trống thinh
Cụ cùng thập ngoại chúng sinh nằm kề
Mộ phần chẳng cắm hoa lê
Bạch đàn đôi ngõ, gió về nỉ non
Xạc xào lá cỏ héo hon
Bàn chân cát bụi lối mòn nhỏ nhoi
Lặng im bên nắm mộ rồi
Chưa tin mình đã đến nơi binh tuyền
Không cành để gọi tiếng chim
Không hoa cho luống mang thêm nắng trời
Phong trần cỏ ấu tay người
Nắm hương tảo mộ cắm rồi lại xiêu
Thanh minh trong những câu Kiều
Rưng rưng con đọc buổi chiều vi xuân
Cuối đầu tưởng nhớ vĩ nhân
Phong trần còn để phong trần riêng ai
Bao giờ cây súng rời vai
Nước non chở đá tượng đài xây nên
Trái tim lớn giữa thiên nhiên
Tình xưa nối nghiệp suốt nghìn năm sau./.

HẠNH PHÚC
Chúc hạnh phúc! Cuối mỗi bức thư chúng ta thường chúc nhau như vậy. Và đây cũng là lời chúc gói ghém đủ hết tất cả. Vậy hạnh phúc là gì?
Một số người cho đó là sự thõa mãn; trong chừng mực nào đó thì họ đúng. Một ngụm nước đối với người sắp chết khát đó không chỉ đơn thuần là sự thỏa mãn. Đó là hạnh phúc! Và ngay một mãu bánh mì đối với người sắp chết đói, một túp lều ấm đối với người đang gặp cơn bão tuyết... cũng là hạnh phúc.
Cách đây ít năm nhà sinh học Anh giêm-on-be đã cắm cực điểm vào một điểm nhất định trong vùng dưới vỏ não của chuột; nhờ giẫm vào một bàn đạp đặc biệt, chuột có thể xung điện vào vỏ não của mình - vùng này gọi là "Trung khu thỏa mãn". Chuột thật nhảy cẩng lên vì sung sướng và giẫm lên bàn đạp tới 8000 lần trong một giờ đồng hồ, quên cả ăn và mệt nhoài...
Xin các bạn đừng cười, tôi nói không nhầm đúng là hạnh phúc thật. Những con chuột đó cảm thấy hạnh phúc với niềm hạnh phúc chuột của mình. Niềm hạnh phúc này không khác gì cảm giác thỏa mãn do xung điện gây ra. Ngoài ra chuột không có gì hơn nữa; và chuột chỉ mãi mãi vẫn là chuột thôi.
Còn hạnh phúc của tôi và các bạn, đó chẳng lẽ chỉ có là sự thỏa mãn thôi sao? Dĩ nhiên là không phải. Bởi chúng ta không phải là chuột. Hạnh phúc của con người là cảm giác thỏa mãn do chỗ hoạt động của mình đã đem lại lợi ích cho n gười khác, là tinh thần nảy nở trong lao động sáng tạo.
Đứng về mặt tâm lý học, cảm giác hạnh phúc luôn luôn xuất hiện khi kết quả hoạt động trùng hợp với mục đích đặt ra từ trước. Mục đích càng lớn lao, đạt được mục đích càng khó khăn; thì con người đạt được mục đích càng cảm thấy hạnh phúc!
“Có một điều mà con người ta không thể để mất, trong số đó quan trọng nhất là thanh danh của mình. Nếu mất sự sống là cái chết về mặt cá nhân, thì mất thanh danh là cái chết về mặt xã hội” KimWooChoong.
“Mỗi người đều có một cái tên và một danh hiệu, chúng không chỉ miêu tả cá nhân mà theo một nghĩa nào đó chúng chính là bản thân người đó” Kim Woo Choong. Vậy thì đừng biến tên tuổi của mình thành một điều hổ thẹn.

KHI NÀO QUÊN ĐI LÀ CÓ LỢI !
25% là tài liệu đã ghi nhớ thường quên đi sau một ngày. Hiệu quả của ý nghĩa ghi nhớ thường cao hơn hiệu quả của ghi nhớ máy móc khoảng 25% lần. Những tài liệu ghi nhớ theo ý nghĩa được giữ lại lâu hơn, mặc dù ngày này qua ngày khác, nếu ta không gợi lại trong trí nhớ thì sớm muộn gì cũng sẽ quên đi.
Nhưng nếu nghĩ rằng ghi nhớ bao giờ cũng có lợi là không đúng. Nhiều khi chúng ta ghi nhớ những cái linh tinh hoàn toàn không cần thiết, cuối cùng chồng chất ngổn ngang trong trí nhớ chúng ta- nếu như chúng ta không sớm quên những cái vụn vặt đó đi.
Quên giúp chúng ta tránh được việc nhớ lại những chuyện chẳng lấy gì làm vui thú lắm. Và đây chính là điều quan trọng, giúp ta gạt bỏ những chi tiết, chỉ giữ lại những khái niệm, kết luận chủ yếu và khái quát nhất. Sở dĩ chúng ta có thẻ lĩnh hội và truyền đạt lại theo ý mình những điều đọc được chính là do chúng ta không thể học thuộc lòng tất cả theo ý nghĩa được.
Có một người không quên cái gì cả. Ông ta đang nằm điều trị tại một bệnh viên tâm thần. Bệnh nhân này nhớ đủ mọi thứ ngổn ngang trong đầu óc và không thể nào diễn tả nổi một ý nghĩa riêng của mình.
Trí nhớ của ông ta, ông ta có thể tái hiện nguyên văn những bài báo dài mà người ta đọc cho ông ta nghe cách đó vài hôm; còn ý nghĩa của những bài báo đó thì ông ta không hiểu gì cả. Thậm chí ông không thể nào trình bày lại bằng lời của mình, ngay đến một cuốn sách thiếu nhi đơn giản nhất.
Trí nhớ đặc biệt ấy, không có giới hạn cả về khối lượng lẫn thời gian. Con người ấy có thể dễ dàng nhớ một dãy trăm chữ số, từ ngữ âm tiết không có ý nghĩa gì cả, ông ta có thể tái hiện các chữ số, từ ngữ,âm tiết ấy sau mười, mười lăm năm trời, song ông ta ghi nhớ mặt người rất tồi.
Ông ta nói: "Nét mặt người ta cứ luôn luôn thay đổi, rất phức tạp - lúc thì cười, lúc thì nghiêm nghị...đầu óc tôi cứ rối mù lên cả." Con người đó không sao tìm được đất dụng võ cho trí nhớ khác thường của mình. Suôt đời ông ta chỉ làm một việc, mỗi công việc giống như anh diễn viên xiếc: Biểu diễn cái trí nhớ, không hề quên điều gì của mình !





BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
Bài bố cáo với quốc dân về việc Vua Lê Thái Tổ đã bình định xong giặc Minh bên Tàu viết bằng chữ Hán, do đại thần Nguyễn Trải làm ra (xem chữ Nguyễn Trãi). Trong bài này Nguuyễn Trãi đã dùng từ văn chương ca tụng công nghiệp khai sáng của vua Lê. Lời lẽ trong bài “Bình Ngô Đại Cáo” hùng hồn, sắc bén nêu cao hùng khí của người xưa về tinh thần bất khuất của dân tộc ta. Đọc văn trong bài này, hậu thế lấy làm hãnh diện cảnh vinh quang của đất nước và lấy làm hứng khởi. Dưới đây là bài dịch “Bình Ngô Đại Cáo” ra Quốc âm của cụ Ưu Thiên Bùi Kỷ, bản dịch này được xem là hay nhất, và đã dịch sát nguyên bản Hán văn, với những câu chính xác:
Tường mảng:
Việc nhan nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phát chỉ vì khử bạo. Như nước Việt ta từ trước vốn xưng văn hiến đã lâu. Sơn hà cưong vực đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập, cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương. Dẫu cường nhược có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung sợ uy mất vía; Triệu Oai nghe tiếng giật mình. Cửa Hàm Tử giết tươi Toa Đô, sông Bạch Đằng bắt sống Ô Mã. Xét xem cổ tích đã có minh trưng. Vừa rồi: Vì họ Hồ chính sự phiền hà, để trong nước nhân dân oán hận. Quân trưng cường Minh đã thừa cơ tứ ngược, bọn gian tà bán nước cầu vinh, con đỏ xuống hầm tai vạ. Chước dối đủ muôn nghìn khoé, ác chứa ngót hai mươi năm. Bại nhân nghĩa nát cả càn khôn, nặng khoá liễm vét không sơn trạch.
Nào lên rừng đào mỏ, xuống biển mò châu, nào hố bẫy hươu đen, nào lưới dò chim trả. Tàn hại cả côn trùng, thảo mộc, nheo nhóc thay! Quan quả điên liên. Kẻ há miệng, đứa nhe răng, máu mở bấy! nô nê chửa chán; nay xây nhà mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa. Nặng nề những nỗi phu phen, bắt bớ mất cả nghề canh cửi. Độc ác thay! trúc rừng không ghi hết tội, dơ bẩn thay nước bể không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất tha cho, ai bảo thần nhân nhịn được.
Ta đây:
Núi Lam Sơn khởi nghĩa, chốn hoang dã nương mình. Ngắm non sông thêm nỗi thế thù, thề sống chết cùng quân nghịch tặc? Đau lòng, nhức óc, chốc là mười mấy nắng mưa, nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối. Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh, ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ. Những trằn trọc trong cơn mộng mị, chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi. Vừa khi cờ nghĩa dấy lên, chính luc quân thù đang thịnh. Lại ngặt vì tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu. Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần, nơi duy ác thiếu người bàn bạc. Đôi phen vùng vẫy, vẫn đăm đăm con mắt dục đông; mấy thuở đợi chờ, luống đằng dẳng cổ xe hư tả. Thế mà trông người đều vắng ngắt, vẫn mịt mù như kẻ vọng dương, thế mà tự ta, ta phải lo toan, thân vội vã như khi chửng nịch. Phần thì giận hung đồ ngang dọc, phần thì lo quốc bộ khó khăn. Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần, khi Khôi Huyên quân không một đội. Có lẽ trời muốn trao cho gánh nặng, bắt phải trải qua bách chiến thiên ma, cho nên ta cố gắng gan bền, chấp tất cả nhất sinh thập tử. Múa đầu gậy ngọn cở phất phới, ngóng văn nghê bốn cõi đan hồ, mở tiệc quân chén rượu ngọt ngào khắp trong tướng sỹ một lòng phu tử. Thế giặc mạnh, ta yếu mà ta địch nổi, quân giặc nhiều ta ít, mà ta được luôn.
Dọn hay:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhan mà thay cường bạo. Trận Bồ Đằng sấm vang sét dậy, miền Trà Lân trúc phá tro bay. Sỹ khí đã hăng, quân Thanh càng mạnh, Trấn Trí, Sơn Thọ mất vía chạy tan, Phương Chính, Lý An tìm đường trốn tránh. Đánh Tây kinh phá tan thế giặc, lấy Đông Đô thu lại cõi xưa. Dưới Ninh Kiều máu chảy thành sông, bến Tuỵ Động xác đầy ngoài nội. Trần Hiệp thiệt mạng, Lý Lan lại phơi thây. Vương Thông hết cấp lo lường, Mã Anh khôn đường cứu đỡ. Nó đã trí cùng lực kiệt bó tay không biết tính sao, tay đây mưu phật công tâm, chẳng đánh mà người chịu khuất. Tưởng nó đã thay lòng đổi dạ, biết lẽ tới lui, ngờ đâu còn kiếm cớ, kiếm phương, gây mầm tội nghiệt. Cậy mình là phải chỉ quen đổ vạ cho người, tham công một thời, chẳng bỏ bày trò dở duốc. Đến nỗi đứa trẻ con như Tuyên Đức









Thursday, July 23, 2009

HÃY BIẾT ƠN ĐỜI!

Có một cô gái rất hận đời vì cô bị mù. cô thù ghét mọi người, trừ người bạn trai của mình. Anh luôn ở bên cô và chăm sóc cô chu đáo.
Cô nói với anh: "Chỉ cần đưđược sáng mắt là em lấy anh làm chồng ngay"
Một ngày kia có ngươười tặng cho cô đôi mắt. Khi tháo băng cô thấy đươược mọi thứ, kểcả anh bạn trai yêu đấu của cô. Ngay lúc đó anh hỏi cô: "Bây giờ thấy rồi, em sẽ lấy anh chứ?"
Cô gái nhìn anh ban cua mình và bàng hoàng khi thấy anh ta bị mù. Cô không hề trông đọi điều này. Cô khiếp sợ khi nghĩ đến cảnh phải nhìn thấy đôi mắt hõm và đôi mắt nhắm nghiền của anh suốt quảng đường còn lại của mình và cô từ chối lấy anh.
Anh đâu khổ bỏ đi và vài ngày sau cô nhận được vài chữ của anh dặn dò như sau: "Em yêu, hãy chăm sóc cẩn thận đôi mắt của em nhé, vì trước khi là của em cặp mắt ấy là của anh"
Thái độ con người sau khi thay đổi cuộc sống thường là như thế. Chỉ có sốố ít nhớ lại tình trạng trươcươớcđây của mình như thế nào, và ai là người ở cạnh mình trong những lúc đau khổ nhất.
Đời laàời laàột quà tặng: HÃY BIẾT ƠN ĐỜI!
Hôm nay trước khi nói điều gì không hay, bạn hãy nghĩ đến ngươười không thể nói được. Trước khi kêu ca thức ăn nhạt hay mặn quá, hãy nghĩ đến những người không có gì để mà ăn.
Trươước khi than thở vềề chồng hay vợ của mình hãy nghĩ đến những ngươười đang than khóc xin cho được một ngươười bạn đồng hành. Trứoc khi than vãn về cuộc đời, hãy nghĩ về những ngươười lìa đời quá sớm.
Trước khi than phiền về con cái, hãy nghĩ những người muốn có con nhưng lại vô sinh.
Trước khi phàn nàn về nhà cửa dơ bẩn bừa bãi vì không ai lau dọn, hãy nghĩ những NGười phải sống ngoài đường.
Trước khi càu nhàu vì phải lái xe đi xa quá, hãy nghĩ đến người phải lội cũng một quảng đươường như thế.
Khi mệt nhọc và ta thán về công việc, hãy nghĩ đến những người không có việc để làm, những người khuyết tật, và những người chỉ mong có được việc làm như bạn.
Trước khi nghĩ đến kết tội và lên án ai, hãy nên nhớ rằng không một người nào trong chúng ta là vô tội.
Và những tư tưởng yếm thế của bạn làm cho bạn chán nãn, hãy tươươi nét mặt lên và nghĩ rằng: BẠN VẪN ĐANG CÒN SỐNG!



THẦY THUÔC CHỐN NÚI RỪNG
Mạnh Minh Tâm
Từ chuyện đất rừng có độc dược…
Hồi nhỏ, nghe bà nội kể về những người bị trúng độc, bệnh mà chết do những người dân tộc vùng cao tự chế từ cây củ, lá rừng. Bà dặn không nên quá gần gũi, thân mật với họ và nhất là đừng “chọc giận” làm cho họ đỏ mắt như có “ma lai” là nguy hiểm lắm. Bà kể, làng mình trước năm 1930, có bà Năm Beng đi buôn thượng (cách gọi thời ấy) ở vùng Cao Thồ Lồ. Buôn bán với họ một lời ba, năm lãi bảy, theo cách gọi ngày nay là “cho vay nặng lãi”. Nhờ vậy không bao lâu, của cải bà Năm tích tụ được hàng tấn lúa rẫy, bò heo hàng trăm con, trong nhà có hàng chục tôi tớ làm thuê, phục dịch để gán nợ. Từ đấy, bà Năm trở thành chủ nợ và là người giàu có nhất vùng. Ai đói ăn, thiếu mặc đều bấu víu bà để vay mượn, chịu nợ, đợi mùa rẫy tới, trả sau. Gặp những những năm tai ương, dịch bệnh liên miên, rẫy mùa thất bát, gia súc chết dịch, dân làng vay mượn lúa thóc của bà Năm để sống, cứ vậy nợ nần chồng chất, dân làng không trả nổi. Lãi mẹ đẻ lãi con, dân làng không biết lấy gì để trả nợ nên các chủ làng hầm rập, bí mật tìm một thầy lang dân tộc giỏi bào chế độc dược, tìm cách phục dược. Nhân một lần Bà Năm bị bệnh cảm thương hàn, chủ làng cho rước một thầy lang (người dân tộc) vùng khác đến bắt mạch và làm thuốc. Uống những nồi thuốc sắc từ rễ cây của thầy lang người dân tộc vùng cao năm ấy đã làm cho bà Năm lâm bệnh “sơ gan cổ trướng”, một bệnh mà thời bấy giờ gọi là “tứ chứng nan y”. Bà đã chết theo mưu kế thâm độc của bọn chủ làng hiểm ác. “Người chết của hết” của nả tích góp ngần ấy năm, các con nợ hè nhau chia chát, thất tán và dân làng thoát nợ từ ấy.
Bà Năm Beng ấy chính là bà ngoại tôi, người ở vùng xuôi, chuyên buôn Thượng, bà mất năm mẹ tôi 12 tuổi. Mẹ tôi kể, được tin bà ngoại hấp hối, ông ngoại chống ghe bầu ngược sông cái Kỳ Lộ, vượt thác vực Ông, vòng lên cây Vừng đưa xác bà về, một cái xác bụng trương to, mắt vàng chạch, da bọc xương. Cái chết của ngoại tôi hư thực khó xác nhận, làm rõ. Nhưng là lời đồn đại cứ lan truyền như chuyện dân gian; ba đời nhà tôi phải dè chừng, nghi ngại khi tiếp xúc với người dân tộc. Đó cũng là lời cảnh báo cho những người muốn “bóp hầu, bóp họng” để được lợi to từ những chuyến hàng buôn Thượng. Đã buôn bán với người dân tộc làm sao tránh khỏi phải đôi co, xích mích trong những lần trả treo, đòi nợ. Ông Bảy Ngại, người “già đời” trong những chuyến ngược xuôi buôn bán với đồng bào, nhưng luôn cảnh giác, ông không bao giờ ăn uống “chung chạ” với họ vì sợ trúng độc.
Chuyện xưa cứ phai dần, khi tôi có điều kiện tiếp xúc nhiều với đồng bào các dân tộc. Nhất là từ khi được quen biết và và thân tình như cha con với ông La Chí Thái, người dân tộc Banar ở làng Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) - người biết bào chế thuốc từ cây củ, lá rừng để chữa bệnh, cứu người. Nghe thuật lại chuyện trên, già Thái kể rằng “ Nhà tôi biết làm thuốc từ thời ông nội đến giờ, cũng biết một số cây củ có độc, có thể gây chết người như lá Cửu chi, lá Ngón…nhưng để mà tránh, không “đụng” đến nó, chứ không bao giờ nghĩ dùng nó để trả thù, hại người. Chuyện bào chế độc dược, theo lời cha tôi kể lại là có từ thời “cố luỷ, cố lai” một vùng (5-7 làng) chỉ có một người biết nhưng đã thất truyền. Đó là bí kíp chế ra loại thuốc chỉ dùng để tẩm độc vào mũi tên, băng cung bẩy cọp, săn heo rừng; sau này còn dùng để diệt Tây, kháng Pháp. Nghe nói, đó là loại độc dược được chế ra từ râu và nước bọt con cọp pha với nước tiểu ngâm trong bọng tre nứa bị cụt đọt ở rừng cao 100 ngày, khi nước có mùi hăng hắt, thối um thì cực độc, “độc bảng A”. Chuyện kể chơi vui vậy thôi, bây giờ tìm đâu cho ra râu cọp mà thử…”
Đến chuyện dùng “lộc rừng” để cứu người
Già Thái kể tiếp, “Tôi theo cha leo rừng hái thuốc từ thời tóc còn để “chổm”, cha tôi dặn rằng: cây quả lá rừng khi trở thành những thang thuốc chữa trị, cứu người là lộc của núi rừng. Người biết hái lộc, là người được các thần linh độ trì, uỷ thác; chữa bệnh duy trì sự sống của cộng đồng các dân tộc là việc phúc đức nối truyền mấy đời gia tộc, chớ có làm điều gì ác sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt của Yàng Bor Glaih (sấm sét)”. Lấy đó làm tôn chỉ, cha ông đã trèo đèo, lội suối để tìm những cây thuốc chữa bệnh cho dân làng mà không bao giờ lấy tiền. Cái thời làng mạc còn trần trụi, hoang dã; đàn ông chỉ mặc độc chiếc khố, đàn bà chỉ có chỉ có cái ên; trong làng đau ốm chỉ biết nhờ thầy mo, thầy cúng. Làng Xí, làng Thoại gộp lại hơn trăm dân nhưng chỉ mình cha ông biết thuốc, chữa cho nhiều người khỏi bệnh. Ơn ông, vào dịp Tết Đổ đầu, cúng mừng cơm mới người ta mang biếu con gà, ché rượu để ông cúng thần. Cực nhất là vào những năm chống càn, chạy giặc, nhà ông chỉ là cái chòi nhưng như một trạm xá tiền phương phục vụ chữa trị cho bộ đội bị thương bằng đắp lá thuốc tươi trong lúc thiếu thuốc kháng sinh; chữa trị những căn bệnh sốt rét “kinh niên” biến chứng thành bệnh “phù thũng” (sơ gan) cho dân làng. Đó cũng là những năm tháng ông La Chí Thái học được nhiều ở cha mình về những cây thuốc và cách chế biến thuốc từ những cây rễ, lá rừng; kết hợp với được học 1 lớp y tá cứu thương, sau học thêm 1 năm lớp trung y dược, và được trải nghiệm 20 năm phục vụ chữa thương cho bộ đội thời chống Mỹ; nhờ đó tích lỹ dần “vốn liếng” kiến thức làm thuốc, bắt bệnh để hôm nay trở thành thầy thuốc của buôn làng.
Thuốc chữa bệnh từ những “cây củi”
Nhìn những thanh niên vác trên vai những bó cây, không ai ngờ đó là cây thuốc mà ông Thái đã thuê người lên rừng cao lấy về. Có nhiều nhầm tưởng đó là những “cây củi”. Nhưng những bó “cây củi” đó không phải dễ tìm thấy. Mỗi ngày, có 3-5 thanh niên trong làng nhận lên núi tìm cây thuốc cho ông. Họ đi từ mờ sáng đến 3, 4 giờ chiều mới về làng, có hôm về tay không vì không tìm thấy loại cây mà ông Thái cần. Anh Ma Hóa người lấy cây thuốc cho biết: Phải lên tận rừng cao, nơi có hàng gộp đá dựng đứng mới tìm thấy nó. Cây lấy về còn tươi, vạc băm thành những dăm nhỏ, phơi khô hoặc sao khử thổ để riêng từng thứ. Cứ vậy mà bốc pha trộn theo từng chứng bệnh. Khách thăm bệnh và bốc thuốc chỗ ông là những bệnh: Viêm gan siêu vi B, suy thận, dạ dày, tá tràng, thấp khớp, bạch đới… Ngoài ra ông còn dùng thuốc tươi đắp vết thương, sưng nhức, chữa một số bệnh thông thường như ho khan, nhức đầu, đau mỏi, cảm mạo thương hàn. Ông Thái không thể biết có bao nhiêu người dùng thuốc của ông mà khỏi bệnh. Ông chỉ biết số người thăm bệnh và dùng thuốc của ông ngày càng tăng. Làng Xí Thoại nằm heo hút trong một hóc núi; vậy mà ngày nào nhà ông cũng có vài người tìm đến bốc thuốc, có hôm đông nhất là 5-7 người. Điều đó chứng tỏ thuốc của ông có hiệu nghiệm. Khách xa, ở ngoài vô là Đà Nẵng, Quy Nhơn; còn khách xa nhất ở trong ra là Ninh Thuận, Bình Thuận. Tết vừa rồi có một Sư cô tên Trần thị Vinh, ở chùa Mật Tông Phúc Hoa - Vũng Tàu, chưa một lần gặp nhưng lại biết rõ họ tên và địa chỉ của ông nên đã gửi thư, quà tặng, cho biết trong đó có người dùng thuốc của ông khỏi bệnh. Khách đến bốc thuốc nhiều nhất là người dân tộc ở các vùng và người trong tỉnh. Già làng Xí Thoại La Văn Lung xác nhận, có ông sui gia người dân tộc ở huyện Vân Canh, Bình Định bị đau cột sống nằm liệt một chỗ, khi ra thăm và điềm chỉ uống thuốc của thầy Thái, chỉ mới 3 thang thì đi lại được. Ông Ma Rui ở Thôn Da Dù bị sơ gan phù thũng, người sưng húp, không tiền đi bệnh viện, nhờ thuốc của ông mà lành bệnh. Rồi mày mò “học lóm”, bắt chước làm thuốc từ những rễ cây mà ông Thái bày chỉ, rồi mang danh là thuốc đặc trị chữa gan của người dân tộc, đi bán dạo ở TP Tuy Hoà.
Khác với thuốc đông y thường dùng, một thang đổ 3 chén nước, sắc lại còn một chén. Thuốc nam theo cách của ông Thái, cứ cho vào ấm đun sôi, nước đậm màu để uống cả ngày, khi nào cảm thấy màu thuốc đã lợt, lạt vị thì cho vào ấm thang khác, nấu uống thường xuyên thay vì uống nước trà, nước mát cho đến khi khỏi bệnh. Ông Thái thành thật cho biết, đối với bệnh viêm gan, thuốc của ông chỉ có hiệu nghiệm tiêu trừ và chữa trị khi bệnh còn ở triệu chứng, tiềm ẩn; thuốc có tác dụng là tiêu độc, sát khuẩn, tăng kháng thể, uống vào cơ thể nóng bức; mặc dù đã dặn trước nhưng có người không chịu nổi cái “nóng nảy” đó nên dùng thức ăn mát giải nhiệt (như trứng vịt lộn) đã làm cho thuốc mất tác dụng. Còn bệnh đã liệt vào giai đoạn 3, trở thành “ung”, Tây y “bó tay” thì thuốc của ông cũng vô hiệu.
Một đời làm thuốc với nguyện ước là cứu người để đức cho con cháu, nên ông Thái không nghĩ và ỷ mình biết cây thuốc để “bóp chẹt” kiếm tiền. Một thang thuốc chữa gan 30.000đ, các bệnh thông thường từ 10-20 ngàn đồng/thang là để trả công thuê người vào núi cao, suối sâu tìm cây thuốc. Gặp người bệnh có gia cảnh nghèo túng, nhất là người dân tộc thì ông biếu không, không nề hà chuyện tiền bạc.
Gia đình có nhiều cái nhất
Cái nhất đầu tiên là một gia đình ngăn nắp, sạch sẽ, ông nói: ngành y đã tập tôi thói quen “nếp sống sạch sẽ, sức khoẻ đong đầy”. Từ thuở lập làng, ông đã phá bỏ tập quán lâu đời chăn nuôi gia súc dưới gầm nhà sàn. Ông chủ trương vận động dân làng và khuyên bảo con cháu nuôi bò heo phải có chuồng trại riêng, xa nhà ở để tránh dịch bệnh. Nhà ông dùng nước giếng, khi cả làng chỉ biết có nước suối. Ông cũng là người đầu tiên xây nhà tắm, nhà vệ sinh và thực hiện “ăn chín, uống chín”. Năm nay ông bà đã ngấp ngưỡng tuổi 75 nhưng chưa một lần đến “thăm” bệnh viện. Nhìn sức khoẻ mí Minh (vợ ông Thái) phốp pháp “đỏ au”, còn ông thì săn chắc, đẹp lão trong làn da bánh mật; ai đó hay ốm đau bệnh tật, thấy sức khoẻ của ông bà mà thèm. Cái nhất tiếp theo là ông đã thực hiện chủ trương kế hoạch hoá dân số gia đình, cách đây 50 năm. Người dân tộc thời ông, chuyện sinh nở cứ tự nhiên như “đẻ cho hết trứng”. Đẻ nhiều, đẻ dày và nhất là mong có nhiều con trai để làm nương, phát rẫy; còn một lý do nữa là để bù vào “trứng lép” của những lần đẻ non, chết nhỏ. Nhưng nhà ông chỉ sinh có 3 người (1 gái, 2 trai), mặc dù thời đó chưa có chủ trương KHH DS. Nhờ vậy, nhà ông có cái nhất thứ 3 là cho con ăn học đến nơi đến chốn. Gái đầu hồi còn khổ, làng chưa có trường nên học ít, lấy chồng sớm. Hiện đang là chi hội trưởng phụ nữ thôn và là tuyên truyền viên dân số của xã. Hai trai còn lại, 1 tốt nghiệp đại học Nông lâm Huế và 1 tốt nghiệp Trường sỹ quan Lục quân, là trường hợp hiếm thấy trong gia đình các làng dân tộc ở huyện miền núi Đồng Xuân. Cái cuối cùng, Già Thái là người đầu tiên trong làng biết xài điện thoại di động phục vụ cho việc thông tin liên lạc. Những nét đẹp văn hóa, tiếp cận nhanh với cái tiến bộ trong cuộc sống đời thường của gia đình Ông La Chí Thái, tuy không có gì cao xa, nhưng là niềm khát khao của bao gia đình các dân tộc miền núi vốn đã chịu đựng và còn nhiều gian khó. Xí Thoại được công nhận là Làng văn hoá đầu tiên trong các thôn buôn đồng bào dân tộc ở huyện, trong đó có sự đóng góp về sự chuẩn mực của gia đình ông. Ông Thái tươi tắn với nụ cười nhân hậu, và mãn nguyện khi gia đình mình nhiều năm liền được huyện và tỉnh bình chọn là gia đình tiêu biểu xuấc sắc. Được chọn đi dự hội nghị toàn quốc nhân ngày Gia đình Việt Nam và được huyện cử dự hội nghị Tuyên dương Gia đình văn hoá tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần thứ nhất tại Hà Nội năm 2007./.

VỀ LẠI CHIẾN KHU XƯA
Trần Minh Châu
Chúng tôi là những thanh niên tình nguyện
Được tiếp bước cha anh khi đất nước hoà bình
Khi tổ quốc cần chúng tôi biết hy sinh
Đi bất cứ nơi đâu làm bất cứ việc gì
Trong chúng tôi có người từng là đồng chí
Từng mặc quân phục xanh
trong nhịp bước khúc quân hành
Từng vượt đèo, lội suối băng sông
Vượt trường sơn đến nơi đầu giới tuyến
Hôm nay chúng tôi là thanh niên tình nguyện
Cùng nhau về thăm lại chiến khu xưa.

Thăm Hảo Danh, Hảo Nghĩa, Mỹ Lương
Đã từng đấu tranh anh dũng kiên cường
Đất và người Xuân Thọ 2 là thế !
Bước tiếp bước cùng nhau bao thế hệ
Bám đất giữ làng - để giữ lấy chiến khu

Đất nước hôm nay sạch bóng quân thù
Chúng tôi về đây tìm về nguồn cội
Về chiến khu xưa trong ngày nắng mới
Uống nước nhớ nguồn, ơi đất mẹ hùng anh./.


SÓNG
THƯƠNG
Nguyễn Hữu Khoa
Nhớ, nhớ nhiều em gái nhỏ thôn Hai
Thương, thương lắm Xuân Hải chiều sóng vỗ
Như ở bên anh trong chiều nao mưa đổ
Chút ân tình khúc hát biển dịu êm
Từ phương xa vẫn nhớ tiếng biển đêm
Có lần hát Lăng người xa quê ở lại
Điệu hát Bộ cho thuyền xuôi con lái
Để nguồn đời chảy mãi ở trong tim

Đã có lần ở thôn Một chờ đêm
Say sưa hát nỗi niềm em gái nhỏ
Trăng lâng lâng cho lòng ai bày tỏ
Để bây giờ nhung nhớ chuyện đôi ta
Con sóng nào nghe nhè nhẹ thiết tha
Bổng chợt nhớ - bé thôn Ba nước lợ
Sao để lòng ta suốt đời trăn trở
Bài thơ tình say mộng khách phương xa

Nhớ tình thân ấm áp bao mái nhà
Em đang lưới xen nụ cười biển dã
Mai người đi nhớ về cơn sóng nhỏ
Nặng lòng ai trên những nẻo đường xa
Sóng yêu thương cho mỗi chuyến tàu qua
Cho mãi thắm tình em bờ biển mặn
Gió ngưng thổi cho trời êm sóng lặng
Nhớ em nhiều sóng mãi hiện mùa trăng

Đường về thôn Tư dừa xanh toả lá
Những ngày vui khoang thuyền đầy tôm cá
Mơ em cười cho ai đó chơi vơi
Nhớ ở bên nhau trong suốt cuộc đời
Sóng Xuân Hải thì thầm ru tình biển
Câu thơ xưa làm lòng ai xao xuyến
Trăng mơ màng ôm ấp biển em ơi !

CHỨC VỤ VÀ UY TÍN
Mạnh Minh Tâm
Thông thường, bất cứ người lãnh đạo nào cũng có một uy tín nhất định. Bởi vì không có uy tín thì không thể lãnh đạo, thuyết phục và tập hợp người khác được, cho nên chức vụ càng cao thì uy tín càng lớn. Ai cũng biết rằng, người lãnh đạo mà không có uy tín thì nói chẳng ai nghe và cũng chẳng làm nên trò trống gì. Hơn nữa khi tập thể và cấp trên giao cho người đó một chức vụ, tức là đã có sự cân nhắc, căn cứ vào phẩm chất, năng lực và uy tín mà người đó có được. Không có uy tín làm sao anh ta có thể được cất nhắc và đề bạt?
Tuy nhiên, sự đời không đơn giản như vậy, không phải hễ có chức vụ là đã có uy tín và càng không phải có uy tín một cách đầy đủ. Uy tín theo đúng nghĩa chân chính, nó là sự tín nhiệm có được bằng chính phẩm chất và tài năng của mình. Chức chức vụ không đẻ ra uy tín. Và uy tín không phải bao giờ cũng tỷ lệ thuận với chức vụ. Thực tế cho thấy, có những người ở cương vị khá cao nhưng lại không có uy tín hoặc uy tín quá thấp. Ở một tập thể, cơ quan mà có người lãnh đạo uy tín “hão” như vậy, thường xảy ra hiện tượng “Trên bảo dưới không nghe”, trước mặt thủ trưởng thì vâng dạ, tỏ vẻ cung kính lễ độ nhưng đằng sau, bên trong thì xì xầm chê trách, tìm cách đối phó, hoặc phớt lờ, tim cách bất hợp tác.
Rõ ràng giữa chức vụ và uy tín có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng không phải là một. Theo ý nghĩa nào đó, có thể hiểu mối quan hệ giữa chức vụ và uy tín là mối quan hệ giữa hình thức và nội dung. Chức vụ là điều kiện khách quan để củng cố và nâng cao uy tín. Trong khi uy tín là cái quyết định sự tồn tại của chức vụ. Và một khi uy tín mất đi, thì theo quy luật thông thường, chức vụ trước sau cũng sẽ mất theo.
Vậy cái gì là quyết định uy tín? Uy tín hình thành và phát triển theo con đường nào?
Thực tế cho biết, uy tín là sự phản ảnh phẩm chất và năng lực của một người, do đó tất yếu nó phải do phẩm chất và năng lực người đó quyết định. Đó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố về sự nổ lực chủ quan của một người trên cả hai mặt phẩm chất và năng lực, trong đó nổi bậc nhất, quan trọng nhất là những yếu tố sau đây:
- Sự gương mẫu đến mực thước về các mặt, đặc biệt là chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lối sống trong sạch, tận tâm, tận lực với công việc và trách nhiệm được giao.
- Có tầm hiểu biết rộng lớn, bao gồm cả nhãn quan chính trị, trình độ nhận thức và vốn sống.
- Có tinh thần trách nhiệm, có năng lực tổ chức, tập hợp sự đoàn kết nhất trí, tạo sự hứng khởi cho đội ngũ cán bộ CNV hăng hái làm việc và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ, tạo ấn tượng tốt và đúng đắn trong các mối quan hệ, trước hết là với những người đồng sự, những người thường xuyên có quan hệ trực tiếp với mình.
- Nhận xét, đánh giá, bố trí, đề bạt, đặt để cán bộ đúng tầm và tương thích với vị trí và trình độ chuyên môn mà cán bộ phải đảm nhiệm đó.
Không có những yếu tố cơ bản đó, người lãnh đạo không thể có uy tín được. Bởi uy tín không phải tự nhiên mà có. Nó phải là kết quả của quá trình phấn đấu, rèn luyện gian khổ, bền bỉ của bản thân mỗi người. Một người lãnh đạo, bằng hành động thực tế, chứng tỏ được mình thật sự có những phẩm chất và tài năng thì “Hữu xạ tự nhiên hương”, tự nhiên họ được những người dưới quyền và lãnh đạo cấp trên tin yêu, kính trọng và tín nhiệm; không cần phải dài dòng những lời sáo rổng, hoa mỹ, diễn thuyết trên diễn đàn.
Trái lại một người nào đó, thiếu gương mẫu trong lời nói và việc làm, không đảm đương nổi nhiệm vụ được giao, thậm chí còn lợi dụng chức quyền làm điều sai trái; thì dù họ có nắm giữ chức vụ gì, dù họ có tự đề cao bao nhiêu, có được người này, người khác tán tụng thì họ vẫn không thể có uy tín, vả chăng có được, đó chỉ là uy tín giả. Sinh thời Bác Hồ chúng ta đã từng căn dặn: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ quyết lên trán chữ “Cộng sản” mà được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có đủ tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải mực thước cho người ta bắt chước”.
Như thế, xây dựng cho được một uy tín cần thiết không phải là việc dễ dàng. Phấn đấu để giữ vững và không ngừng nâng cao uy tín càng khó khăn hơn. Nó đòi hỏi phải có ý chí và nghị lực. Người ở vị trí càng cao, càng phải hết sức chăm lo, giữ gìn uy tín. Uy tín của một người có chức vụ không chỉ đơn thuần là uy tín cá nhân mà còn là uy tín chung, danh dự của một tập thể, cơ quan, đơn vị. Chỉ cần một phút thiếu cảnh giác, buông thả mình là có thể phạm sai lầm lớn, làm mất uy tín của mình, làm hại thanh danh của một tập thể. Không phẩi ngẫu nhiên mà ông cha ta đã đúc kết “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”!
Không nhận thức đầy đủ những điều nói trên, hiện nay có một số người lầm tưởng rằng, dường như họ có chức vụ là đã có uy tín, mọi mệnh lệnh lời nói và việc làm của họ đều được cấp dưới đồng tình, chấp hành một cách triệt để. Từ đó nảy sinh tính chủ quan, không chịu lắng nghe, thiếu sự gần gũi, thông cảm chia sẻ với những nổi khó khăn nhọc nhằn của đồng sự; không công tâm, minh bạch, dân chủ khi bàn bạc công việc; thậm chí còn cá nhân, độc đoán, tư lợi nhưng lại thích “lên lớp” dạy bảo người khác; thích người khác tâng bốc, trọng vọng, quỵ luỵ mình. Nhân viên vất vả, nổ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ không một lời động viên, nhưng lỡ xảy ra thiếu sót, sai phạm là lập tức nhận những lời đay nghiến, hô hét, họ xem người dưới quyền không khác gì con cháu trong nhà. Những người cầm cân, nảy mực như thế, tuy chức vụ của họ còn đó nhưng họ đã tự đánh mất uy tín cuả mình từ lâu rồi.
Lại nói về xây dựng uy tín, trong thực tế có nhiều mẫu hình; có người muốn xây dựng uy tín cho mình nhưng không phải bằng nổ lực và sự gương mẫu, mực thước mà bằng những thủ thuật riêng như: Tranh thủ, lôi kéo người này; công kích, nói xấu người kia, hạ uy tín người khác để đề cao mình. Cũng có người xum xoe, nịnh bợ, lấy lòng cấp trên cố giữ một khoảng cách nào đó với cấp dưới, thậm chí đe nạt nhân viên, cố tỏ vẻ ta đây là “nhân vật quan trọng”; họ chỉ nhận làm và muốn làm những việc náo “ngon ăn” và dễ “nổi tiếng” để củng cố địa vị. Những người có chức vụ như thế thường rất chú ý giữ mình, giữ đến mức tròn như hòn bi…
Họ không biết rằng, với những thủ đoạn ấy, họ chẳng bao giờ xây dựng cho mình được uy tín, mà nếu có chăng thì uy tín của họ cũng chỉ là uy tín giả, uy tín bề ngoài, không hơn không kém.
Trong nhiều Nghị quyết, nhất là Nghị quyết về chỉnh đốn Đảng, Đảng ta đã khẳng định mạnh mẽ, cần phải kiên quyết thi hành kỷ luật những cán bộ, đảng viên làm bậy; phải thay đổi những đảng viên không có đủ những yêu cầu về phẩm chất và năng lực đảm dương công việc được giao, không còn uy tín trước quần chúng. Nhưng chính sự nể nang, bao che, công tác tự phê bình và phê bình chưa được phát huy đúng mức nên rơi rớt đây đó việc cất nhắc, đề bạt cán bộ chưa tương xứng giữa uy tín và chức vẫn còn tồn tại, gây trở ngại lớn trên con đường củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ của chúng ta./.

THỞ ĐỂ CHỮA BỆNH
BS. ĐỖ HỒNG NGỌC
Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ, sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học ĐH Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở BV Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa như bây giờ. Từ năm 1943 đến năm 1948, ông phải chịu mổ bảy lần, cắt bỏ tám cái xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái.. Các bác sĩ Pháp bảo, ông chỉ có thể sống chừng hai năm nữa thôi. Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm ra phương pháp... thở để tự chữa bệnh cho mình, và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới mất (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa, hoạt động tích cực, năng nổ trong nhiều lĩnh vực. Chuyện khó tin nhưng có thật!
Tôi may mắn được quen biết ông trong nhiều năm. Với tôi, ông vừa là đồng nghiệp, là đàn anh mà cũng là người thầy. Ông là bác sĩ, đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội rất nhiệt tâm. Ông là cố vấn của bộ môn tâm lý-xã hội học do tôi phụ trách tại Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM, (nay là ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch) ngay từ hồi mới thành lập (1989). Ông thường trao đổi với tôi điều này điều khác, về công việc viết lách, giảng dạy, và nhiều lần về phương pháp thở dưỡng sinh của ông. Trao đổi không chỉ về cơ thể học, sinh lý học mà cả về tâm lý học, đạo học.
Có lần ông mở áo cho tôi xem mấy vết mổ vẫn chưa hoàn toàn liền lạc trên ngực ông. Lần khác ông lại cao hứng vén bụng bảo tôi thử đánh mạnh vào bụng ông xem sao. Tôi phục ông ốm nhom ốm nhách mà làm việc thật dẻo dai, bền bỉ, gần như không biết mệt mỏi. Trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp, làm việc... thấy uể oải, hụt hơi, thì một người chỉ còn hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa "dung tích sống" như ông lại vẫn ung dung, thư thái. Ông cười "tiết lộ" với tôi, những buổi hội họp dông dài, vô bổ, ông chỉ ngồi... thở, nhờ vậy mà ông không bị stress, không bị mệt. Ông nói sau này khi ông mất đi, điều quan trọng ông để lại không phải là những tác phẩm văn học, triết học này nọ, mà chính là bài vè dạy thở chỉ với 12 câu của ông.
Trước kia, tôi cũng chỉ nghe để mà nghe chớ chẳng thực hành. Cho đến ngày tôi bị vố tai biến nặng, phải nằm viện dài ngày, lúc đó tôi mới thử đem ra áp dụng. Quả có điều kỳ diệu! Nó làm cho tôi thảnh thơi hơn, ít nhọc mệt hơn và sức khỏe tốt hơn. Trong thời gian dưỡng bệnh, các bạn đồng nghiệp thương tình, cho rất nhiều thuốc, nhưng tôi chỉ chọn một vài món thực sự cần thiết, còn thì chỉ... dùng phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Phương pháp thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thực ra không phải là cái gì hoàn toàn mới. Nó chỉ là một sự tổng hợp của khí công, thiền, yoga, dưỡng sinh... của Đông phương từ ngàn xưa, được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của một người thầy thuốc.
Dưới đây là bài vè 12 câu dạy thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện:
Thót bụng thở raPhình bụng hít vàoHai vai bất độngChân tay thả lỏngÊm chậm sâu đềuTập trung theo dõiLuồng ra luồng vàoBình thường qua mũiKhi gấp qua mồmĐứng ngồi hay nằmỞ đâu cũng đượcLúc nào cũng được!
BS Đỗ Hồng Ngọc (
dohongngocbs@ gmail.com)
Tác giả: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc (http://www. phunuonline.
com.vn/honnhan- giadinh/2009/ Pages/Tho- de-chua-benh. aspx)


Tham khảo: Có lẽ đề thi Văn đã dựa vào bức thư được tương truyền do Lincoln gửi thầy hiệu trưởng nơi con trai ông theo học?Kính gửi thầy… Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. Rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết: cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố, thì ở đâu đó, sẽ có một con người chính trực; bên cạnh một chính trị gia ích kỷ, sẽ xuất hiện một nhà lãnh đạo tận tâm. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với nǎm đô la nhặt được trên hè phố… Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất… Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kỳ diệu của sách… nhưng cũng để cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh. Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó là không đúng… Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn đối với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế. Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới Chân Lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi. Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã… Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy. Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình. Xin hãy dạy cho cháu biết ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông gào thét… và đứng thẳng người bảo vệ lẽ phải. Xin hãy đối xử với cháu dịu dàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh sắt cứng rắn. Hãy giúp cháu có can đảm biểu lộ sự thiếu kiên nhẫn và có đủ kiên nhẫn để biểu lộ sự can đảm. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại. Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình… con trai tôi là một cậu bé tuyệt vời./.