Thursday, July 23, 2009

HÃY BIẾT ƠN ĐỜI!

Có một cô gái rất hận đời vì cô bị mù. cô thù ghét mọi người, trừ người bạn trai của mình. Anh luôn ở bên cô và chăm sóc cô chu đáo.
Cô nói với anh: "Chỉ cần đưđược sáng mắt là em lấy anh làm chồng ngay"
Một ngày kia có ngươười tặng cho cô đôi mắt. Khi tháo băng cô thấy đươược mọi thứ, kểcả anh bạn trai yêu đấu của cô. Ngay lúc đó anh hỏi cô: "Bây giờ thấy rồi, em sẽ lấy anh chứ?"
Cô gái nhìn anh ban cua mình và bàng hoàng khi thấy anh ta bị mù. Cô không hề trông đọi điều này. Cô khiếp sợ khi nghĩ đến cảnh phải nhìn thấy đôi mắt hõm và đôi mắt nhắm nghiền của anh suốt quảng đường còn lại của mình và cô từ chối lấy anh.
Anh đâu khổ bỏ đi và vài ngày sau cô nhận được vài chữ của anh dặn dò như sau: "Em yêu, hãy chăm sóc cẩn thận đôi mắt của em nhé, vì trước khi là của em cặp mắt ấy là của anh"
Thái độ con người sau khi thay đổi cuộc sống thường là như thế. Chỉ có sốố ít nhớ lại tình trạng trươcươớcđây của mình như thế nào, và ai là người ở cạnh mình trong những lúc đau khổ nhất.
Đời laàời laàột quà tặng: HÃY BIẾT ƠN ĐỜI!
Hôm nay trước khi nói điều gì không hay, bạn hãy nghĩ đến ngươười không thể nói được. Trước khi kêu ca thức ăn nhạt hay mặn quá, hãy nghĩ đến những người không có gì để mà ăn.
Trươước khi than thở vềề chồng hay vợ của mình hãy nghĩ đến những ngươười đang than khóc xin cho được một ngươười bạn đồng hành. Trứoc khi than vãn về cuộc đời, hãy nghĩ về những ngươười lìa đời quá sớm.
Trước khi than phiền về con cái, hãy nghĩ những người muốn có con nhưng lại vô sinh.
Trước khi phàn nàn về nhà cửa dơ bẩn bừa bãi vì không ai lau dọn, hãy nghĩ những NGười phải sống ngoài đường.
Trước khi càu nhàu vì phải lái xe đi xa quá, hãy nghĩ đến người phải lội cũng một quảng đươường như thế.
Khi mệt nhọc và ta thán về công việc, hãy nghĩ đến những người không có việc để làm, những người khuyết tật, và những người chỉ mong có được việc làm như bạn.
Trước khi nghĩ đến kết tội và lên án ai, hãy nên nhớ rằng không một người nào trong chúng ta là vô tội.
Và những tư tưởng yếm thế của bạn làm cho bạn chán nãn, hãy tươươi nét mặt lên và nghĩ rằng: BẠN VẪN ĐANG CÒN SỐNG!



THẦY THUÔC CHỐN NÚI RỪNG
Mạnh Minh Tâm
Từ chuyện đất rừng có độc dược…
Hồi nhỏ, nghe bà nội kể về những người bị trúng độc, bệnh mà chết do những người dân tộc vùng cao tự chế từ cây củ, lá rừng. Bà dặn không nên quá gần gũi, thân mật với họ và nhất là đừng “chọc giận” làm cho họ đỏ mắt như có “ma lai” là nguy hiểm lắm. Bà kể, làng mình trước năm 1930, có bà Năm Beng đi buôn thượng (cách gọi thời ấy) ở vùng Cao Thồ Lồ. Buôn bán với họ một lời ba, năm lãi bảy, theo cách gọi ngày nay là “cho vay nặng lãi”. Nhờ vậy không bao lâu, của cải bà Năm tích tụ được hàng tấn lúa rẫy, bò heo hàng trăm con, trong nhà có hàng chục tôi tớ làm thuê, phục dịch để gán nợ. Từ đấy, bà Năm trở thành chủ nợ và là người giàu có nhất vùng. Ai đói ăn, thiếu mặc đều bấu víu bà để vay mượn, chịu nợ, đợi mùa rẫy tới, trả sau. Gặp những những năm tai ương, dịch bệnh liên miên, rẫy mùa thất bát, gia súc chết dịch, dân làng vay mượn lúa thóc của bà Năm để sống, cứ vậy nợ nần chồng chất, dân làng không trả nổi. Lãi mẹ đẻ lãi con, dân làng không biết lấy gì để trả nợ nên các chủ làng hầm rập, bí mật tìm một thầy lang dân tộc giỏi bào chế độc dược, tìm cách phục dược. Nhân một lần Bà Năm bị bệnh cảm thương hàn, chủ làng cho rước một thầy lang (người dân tộc) vùng khác đến bắt mạch và làm thuốc. Uống những nồi thuốc sắc từ rễ cây của thầy lang người dân tộc vùng cao năm ấy đã làm cho bà Năm lâm bệnh “sơ gan cổ trướng”, một bệnh mà thời bấy giờ gọi là “tứ chứng nan y”. Bà đã chết theo mưu kế thâm độc của bọn chủ làng hiểm ác. “Người chết của hết” của nả tích góp ngần ấy năm, các con nợ hè nhau chia chát, thất tán và dân làng thoát nợ từ ấy.
Bà Năm Beng ấy chính là bà ngoại tôi, người ở vùng xuôi, chuyên buôn Thượng, bà mất năm mẹ tôi 12 tuổi. Mẹ tôi kể, được tin bà ngoại hấp hối, ông ngoại chống ghe bầu ngược sông cái Kỳ Lộ, vượt thác vực Ông, vòng lên cây Vừng đưa xác bà về, một cái xác bụng trương to, mắt vàng chạch, da bọc xương. Cái chết của ngoại tôi hư thực khó xác nhận, làm rõ. Nhưng là lời đồn đại cứ lan truyền như chuyện dân gian; ba đời nhà tôi phải dè chừng, nghi ngại khi tiếp xúc với người dân tộc. Đó cũng là lời cảnh báo cho những người muốn “bóp hầu, bóp họng” để được lợi to từ những chuyến hàng buôn Thượng. Đã buôn bán với người dân tộc làm sao tránh khỏi phải đôi co, xích mích trong những lần trả treo, đòi nợ. Ông Bảy Ngại, người “già đời” trong những chuyến ngược xuôi buôn bán với đồng bào, nhưng luôn cảnh giác, ông không bao giờ ăn uống “chung chạ” với họ vì sợ trúng độc.
Chuyện xưa cứ phai dần, khi tôi có điều kiện tiếp xúc nhiều với đồng bào các dân tộc. Nhất là từ khi được quen biết và và thân tình như cha con với ông La Chí Thái, người dân tộc Banar ở làng Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) - người biết bào chế thuốc từ cây củ, lá rừng để chữa bệnh, cứu người. Nghe thuật lại chuyện trên, già Thái kể rằng “ Nhà tôi biết làm thuốc từ thời ông nội đến giờ, cũng biết một số cây củ có độc, có thể gây chết người như lá Cửu chi, lá Ngón…nhưng để mà tránh, không “đụng” đến nó, chứ không bao giờ nghĩ dùng nó để trả thù, hại người. Chuyện bào chế độc dược, theo lời cha tôi kể lại là có từ thời “cố luỷ, cố lai” một vùng (5-7 làng) chỉ có một người biết nhưng đã thất truyền. Đó là bí kíp chế ra loại thuốc chỉ dùng để tẩm độc vào mũi tên, băng cung bẩy cọp, săn heo rừng; sau này còn dùng để diệt Tây, kháng Pháp. Nghe nói, đó là loại độc dược được chế ra từ râu và nước bọt con cọp pha với nước tiểu ngâm trong bọng tre nứa bị cụt đọt ở rừng cao 100 ngày, khi nước có mùi hăng hắt, thối um thì cực độc, “độc bảng A”. Chuyện kể chơi vui vậy thôi, bây giờ tìm đâu cho ra râu cọp mà thử…”
Đến chuyện dùng “lộc rừng” để cứu người
Già Thái kể tiếp, “Tôi theo cha leo rừng hái thuốc từ thời tóc còn để “chổm”, cha tôi dặn rằng: cây quả lá rừng khi trở thành những thang thuốc chữa trị, cứu người là lộc của núi rừng. Người biết hái lộc, là người được các thần linh độ trì, uỷ thác; chữa bệnh duy trì sự sống của cộng đồng các dân tộc là việc phúc đức nối truyền mấy đời gia tộc, chớ có làm điều gì ác sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt của Yàng Bor Glaih (sấm sét)”. Lấy đó làm tôn chỉ, cha ông đã trèo đèo, lội suối để tìm những cây thuốc chữa bệnh cho dân làng mà không bao giờ lấy tiền. Cái thời làng mạc còn trần trụi, hoang dã; đàn ông chỉ mặc độc chiếc khố, đàn bà chỉ có chỉ có cái ên; trong làng đau ốm chỉ biết nhờ thầy mo, thầy cúng. Làng Xí, làng Thoại gộp lại hơn trăm dân nhưng chỉ mình cha ông biết thuốc, chữa cho nhiều người khỏi bệnh. Ơn ông, vào dịp Tết Đổ đầu, cúng mừng cơm mới người ta mang biếu con gà, ché rượu để ông cúng thần. Cực nhất là vào những năm chống càn, chạy giặc, nhà ông chỉ là cái chòi nhưng như một trạm xá tiền phương phục vụ chữa trị cho bộ đội bị thương bằng đắp lá thuốc tươi trong lúc thiếu thuốc kháng sinh; chữa trị những căn bệnh sốt rét “kinh niên” biến chứng thành bệnh “phù thũng” (sơ gan) cho dân làng. Đó cũng là những năm tháng ông La Chí Thái học được nhiều ở cha mình về những cây thuốc và cách chế biến thuốc từ những cây rễ, lá rừng; kết hợp với được học 1 lớp y tá cứu thương, sau học thêm 1 năm lớp trung y dược, và được trải nghiệm 20 năm phục vụ chữa thương cho bộ đội thời chống Mỹ; nhờ đó tích lỹ dần “vốn liếng” kiến thức làm thuốc, bắt bệnh để hôm nay trở thành thầy thuốc của buôn làng.
Thuốc chữa bệnh từ những “cây củi”
Nhìn những thanh niên vác trên vai những bó cây, không ai ngờ đó là cây thuốc mà ông Thái đã thuê người lên rừng cao lấy về. Có nhiều nhầm tưởng đó là những “cây củi”. Nhưng những bó “cây củi” đó không phải dễ tìm thấy. Mỗi ngày, có 3-5 thanh niên trong làng nhận lên núi tìm cây thuốc cho ông. Họ đi từ mờ sáng đến 3, 4 giờ chiều mới về làng, có hôm về tay không vì không tìm thấy loại cây mà ông Thái cần. Anh Ma Hóa người lấy cây thuốc cho biết: Phải lên tận rừng cao, nơi có hàng gộp đá dựng đứng mới tìm thấy nó. Cây lấy về còn tươi, vạc băm thành những dăm nhỏ, phơi khô hoặc sao khử thổ để riêng từng thứ. Cứ vậy mà bốc pha trộn theo từng chứng bệnh. Khách thăm bệnh và bốc thuốc chỗ ông là những bệnh: Viêm gan siêu vi B, suy thận, dạ dày, tá tràng, thấp khớp, bạch đới… Ngoài ra ông còn dùng thuốc tươi đắp vết thương, sưng nhức, chữa một số bệnh thông thường như ho khan, nhức đầu, đau mỏi, cảm mạo thương hàn. Ông Thái không thể biết có bao nhiêu người dùng thuốc của ông mà khỏi bệnh. Ông chỉ biết số người thăm bệnh và dùng thuốc của ông ngày càng tăng. Làng Xí Thoại nằm heo hút trong một hóc núi; vậy mà ngày nào nhà ông cũng có vài người tìm đến bốc thuốc, có hôm đông nhất là 5-7 người. Điều đó chứng tỏ thuốc của ông có hiệu nghiệm. Khách xa, ở ngoài vô là Đà Nẵng, Quy Nhơn; còn khách xa nhất ở trong ra là Ninh Thuận, Bình Thuận. Tết vừa rồi có một Sư cô tên Trần thị Vinh, ở chùa Mật Tông Phúc Hoa - Vũng Tàu, chưa một lần gặp nhưng lại biết rõ họ tên và địa chỉ của ông nên đã gửi thư, quà tặng, cho biết trong đó có người dùng thuốc của ông khỏi bệnh. Khách đến bốc thuốc nhiều nhất là người dân tộc ở các vùng và người trong tỉnh. Già làng Xí Thoại La Văn Lung xác nhận, có ông sui gia người dân tộc ở huyện Vân Canh, Bình Định bị đau cột sống nằm liệt một chỗ, khi ra thăm và điềm chỉ uống thuốc của thầy Thái, chỉ mới 3 thang thì đi lại được. Ông Ma Rui ở Thôn Da Dù bị sơ gan phù thũng, người sưng húp, không tiền đi bệnh viện, nhờ thuốc của ông mà lành bệnh. Rồi mày mò “học lóm”, bắt chước làm thuốc từ những rễ cây mà ông Thái bày chỉ, rồi mang danh là thuốc đặc trị chữa gan của người dân tộc, đi bán dạo ở TP Tuy Hoà.
Khác với thuốc đông y thường dùng, một thang đổ 3 chén nước, sắc lại còn một chén. Thuốc nam theo cách của ông Thái, cứ cho vào ấm đun sôi, nước đậm màu để uống cả ngày, khi nào cảm thấy màu thuốc đã lợt, lạt vị thì cho vào ấm thang khác, nấu uống thường xuyên thay vì uống nước trà, nước mát cho đến khi khỏi bệnh. Ông Thái thành thật cho biết, đối với bệnh viêm gan, thuốc của ông chỉ có hiệu nghiệm tiêu trừ và chữa trị khi bệnh còn ở triệu chứng, tiềm ẩn; thuốc có tác dụng là tiêu độc, sát khuẩn, tăng kháng thể, uống vào cơ thể nóng bức; mặc dù đã dặn trước nhưng có người không chịu nổi cái “nóng nảy” đó nên dùng thức ăn mát giải nhiệt (như trứng vịt lộn) đã làm cho thuốc mất tác dụng. Còn bệnh đã liệt vào giai đoạn 3, trở thành “ung”, Tây y “bó tay” thì thuốc của ông cũng vô hiệu.
Một đời làm thuốc với nguyện ước là cứu người để đức cho con cháu, nên ông Thái không nghĩ và ỷ mình biết cây thuốc để “bóp chẹt” kiếm tiền. Một thang thuốc chữa gan 30.000đ, các bệnh thông thường từ 10-20 ngàn đồng/thang là để trả công thuê người vào núi cao, suối sâu tìm cây thuốc. Gặp người bệnh có gia cảnh nghèo túng, nhất là người dân tộc thì ông biếu không, không nề hà chuyện tiền bạc.
Gia đình có nhiều cái nhất
Cái nhất đầu tiên là một gia đình ngăn nắp, sạch sẽ, ông nói: ngành y đã tập tôi thói quen “nếp sống sạch sẽ, sức khoẻ đong đầy”. Từ thuở lập làng, ông đã phá bỏ tập quán lâu đời chăn nuôi gia súc dưới gầm nhà sàn. Ông chủ trương vận động dân làng và khuyên bảo con cháu nuôi bò heo phải có chuồng trại riêng, xa nhà ở để tránh dịch bệnh. Nhà ông dùng nước giếng, khi cả làng chỉ biết có nước suối. Ông cũng là người đầu tiên xây nhà tắm, nhà vệ sinh và thực hiện “ăn chín, uống chín”. Năm nay ông bà đã ngấp ngưỡng tuổi 75 nhưng chưa một lần đến “thăm” bệnh viện. Nhìn sức khoẻ mí Minh (vợ ông Thái) phốp pháp “đỏ au”, còn ông thì săn chắc, đẹp lão trong làn da bánh mật; ai đó hay ốm đau bệnh tật, thấy sức khoẻ của ông bà mà thèm. Cái nhất tiếp theo là ông đã thực hiện chủ trương kế hoạch hoá dân số gia đình, cách đây 50 năm. Người dân tộc thời ông, chuyện sinh nở cứ tự nhiên như “đẻ cho hết trứng”. Đẻ nhiều, đẻ dày và nhất là mong có nhiều con trai để làm nương, phát rẫy; còn một lý do nữa là để bù vào “trứng lép” của những lần đẻ non, chết nhỏ. Nhưng nhà ông chỉ sinh có 3 người (1 gái, 2 trai), mặc dù thời đó chưa có chủ trương KHH DS. Nhờ vậy, nhà ông có cái nhất thứ 3 là cho con ăn học đến nơi đến chốn. Gái đầu hồi còn khổ, làng chưa có trường nên học ít, lấy chồng sớm. Hiện đang là chi hội trưởng phụ nữ thôn và là tuyên truyền viên dân số của xã. Hai trai còn lại, 1 tốt nghiệp đại học Nông lâm Huế và 1 tốt nghiệp Trường sỹ quan Lục quân, là trường hợp hiếm thấy trong gia đình các làng dân tộc ở huyện miền núi Đồng Xuân. Cái cuối cùng, Già Thái là người đầu tiên trong làng biết xài điện thoại di động phục vụ cho việc thông tin liên lạc. Những nét đẹp văn hóa, tiếp cận nhanh với cái tiến bộ trong cuộc sống đời thường của gia đình Ông La Chí Thái, tuy không có gì cao xa, nhưng là niềm khát khao của bao gia đình các dân tộc miền núi vốn đã chịu đựng và còn nhiều gian khó. Xí Thoại được công nhận là Làng văn hoá đầu tiên trong các thôn buôn đồng bào dân tộc ở huyện, trong đó có sự đóng góp về sự chuẩn mực của gia đình ông. Ông Thái tươi tắn với nụ cười nhân hậu, và mãn nguyện khi gia đình mình nhiều năm liền được huyện và tỉnh bình chọn là gia đình tiêu biểu xuấc sắc. Được chọn đi dự hội nghị toàn quốc nhân ngày Gia đình Việt Nam và được huyện cử dự hội nghị Tuyên dương Gia đình văn hoá tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần thứ nhất tại Hà Nội năm 2007./.

VỀ LẠI CHIẾN KHU XƯA
Trần Minh Châu
Chúng tôi là những thanh niên tình nguyện
Được tiếp bước cha anh khi đất nước hoà bình
Khi tổ quốc cần chúng tôi biết hy sinh
Đi bất cứ nơi đâu làm bất cứ việc gì
Trong chúng tôi có người từng là đồng chí
Từng mặc quân phục xanh
trong nhịp bước khúc quân hành
Từng vượt đèo, lội suối băng sông
Vượt trường sơn đến nơi đầu giới tuyến
Hôm nay chúng tôi là thanh niên tình nguyện
Cùng nhau về thăm lại chiến khu xưa.

Thăm Hảo Danh, Hảo Nghĩa, Mỹ Lương
Đã từng đấu tranh anh dũng kiên cường
Đất và người Xuân Thọ 2 là thế !
Bước tiếp bước cùng nhau bao thế hệ
Bám đất giữ làng - để giữ lấy chiến khu

Đất nước hôm nay sạch bóng quân thù
Chúng tôi về đây tìm về nguồn cội
Về chiến khu xưa trong ngày nắng mới
Uống nước nhớ nguồn, ơi đất mẹ hùng anh./.


SÓNG
THƯƠNG
Nguyễn Hữu Khoa
Nhớ, nhớ nhiều em gái nhỏ thôn Hai
Thương, thương lắm Xuân Hải chiều sóng vỗ
Như ở bên anh trong chiều nao mưa đổ
Chút ân tình khúc hát biển dịu êm
Từ phương xa vẫn nhớ tiếng biển đêm
Có lần hát Lăng người xa quê ở lại
Điệu hát Bộ cho thuyền xuôi con lái
Để nguồn đời chảy mãi ở trong tim

Đã có lần ở thôn Một chờ đêm
Say sưa hát nỗi niềm em gái nhỏ
Trăng lâng lâng cho lòng ai bày tỏ
Để bây giờ nhung nhớ chuyện đôi ta
Con sóng nào nghe nhè nhẹ thiết tha
Bổng chợt nhớ - bé thôn Ba nước lợ
Sao để lòng ta suốt đời trăn trở
Bài thơ tình say mộng khách phương xa

Nhớ tình thân ấm áp bao mái nhà
Em đang lưới xen nụ cười biển dã
Mai người đi nhớ về cơn sóng nhỏ
Nặng lòng ai trên những nẻo đường xa
Sóng yêu thương cho mỗi chuyến tàu qua
Cho mãi thắm tình em bờ biển mặn
Gió ngưng thổi cho trời êm sóng lặng
Nhớ em nhiều sóng mãi hiện mùa trăng

Đường về thôn Tư dừa xanh toả lá
Những ngày vui khoang thuyền đầy tôm cá
Mơ em cười cho ai đó chơi vơi
Nhớ ở bên nhau trong suốt cuộc đời
Sóng Xuân Hải thì thầm ru tình biển
Câu thơ xưa làm lòng ai xao xuyến
Trăng mơ màng ôm ấp biển em ơi !

CHỨC VỤ VÀ UY TÍN
Mạnh Minh Tâm
Thông thường, bất cứ người lãnh đạo nào cũng có một uy tín nhất định. Bởi vì không có uy tín thì không thể lãnh đạo, thuyết phục và tập hợp người khác được, cho nên chức vụ càng cao thì uy tín càng lớn. Ai cũng biết rằng, người lãnh đạo mà không có uy tín thì nói chẳng ai nghe và cũng chẳng làm nên trò trống gì. Hơn nữa khi tập thể và cấp trên giao cho người đó một chức vụ, tức là đã có sự cân nhắc, căn cứ vào phẩm chất, năng lực và uy tín mà người đó có được. Không có uy tín làm sao anh ta có thể được cất nhắc và đề bạt?
Tuy nhiên, sự đời không đơn giản như vậy, không phải hễ có chức vụ là đã có uy tín và càng không phải có uy tín một cách đầy đủ. Uy tín theo đúng nghĩa chân chính, nó là sự tín nhiệm có được bằng chính phẩm chất và tài năng của mình. Chức chức vụ không đẻ ra uy tín. Và uy tín không phải bao giờ cũng tỷ lệ thuận với chức vụ. Thực tế cho thấy, có những người ở cương vị khá cao nhưng lại không có uy tín hoặc uy tín quá thấp. Ở một tập thể, cơ quan mà có người lãnh đạo uy tín “hão” như vậy, thường xảy ra hiện tượng “Trên bảo dưới không nghe”, trước mặt thủ trưởng thì vâng dạ, tỏ vẻ cung kính lễ độ nhưng đằng sau, bên trong thì xì xầm chê trách, tìm cách đối phó, hoặc phớt lờ, tim cách bất hợp tác.
Rõ ràng giữa chức vụ và uy tín có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng không phải là một. Theo ý nghĩa nào đó, có thể hiểu mối quan hệ giữa chức vụ và uy tín là mối quan hệ giữa hình thức và nội dung. Chức vụ là điều kiện khách quan để củng cố và nâng cao uy tín. Trong khi uy tín là cái quyết định sự tồn tại của chức vụ. Và một khi uy tín mất đi, thì theo quy luật thông thường, chức vụ trước sau cũng sẽ mất theo.
Vậy cái gì là quyết định uy tín? Uy tín hình thành và phát triển theo con đường nào?
Thực tế cho biết, uy tín là sự phản ảnh phẩm chất và năng lực của một người, do đó tất yếu nó phải do phẩm chất và năng lực người đó quyết định. Đó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố về sự nổ lực chủ quan của một người trên cả hai mặt phẩm chất và năng lực, trong đó nổi bậc nhất, quan trọng nhất là những yếu tố sau đây:
- Sự gương mẫu đến mực thước về các mặt, đặc biệt là chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lối sống trong sạch, tận tâm, tận lực với công việc và trách nhiệm được giao.
- Có tầm hiểu biết rộng lớn, bao gồm cả nhãn quan chính trị, trình độ nhận thức và vốn sống.
- Có tinh thần trách nhiệm, có năng lực tổ chức, tập hợp sự đoàn kết nhất trí, tạo sự hứng khởi cho đội ngũ cán bộ CNV hăng hái làm việc và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ, tạo ấn tượng tốt và đúng đắn trong các mối quan hệ, trước hết là với những người đồng sự, những người thường xuyên có quan hệ trực tiếp với mình.
- Nhận xét, đánh giá, bố trí, đề bạt, đặt để cán bộ đúng tầm và tương thích với vị trí và trình độ chuyên môn mà cán bộ phải đảm nhiệm đó.
Không có những yếu tố cơ bản đó, người lãnh đạo không thể có uy tín được. Bởi uy tín không phải tự nhiên mà có. Nó phải là kết quả của quá trình phấn đấu, rèn luyện gian khổ, bền bỉ của bản thân mỗi người. Một người lãnh đạo, bằng hành động thực tế, chứng tỏ được mình thật sự có những phẩm chất và tài năng thì “Hữu xạ tự nhiên hương”, tự nhiên họ được những người dưới quyền và lãnh đạo cấp trên tin yêu, kính trọng và tín nhiệm; không cần phải dài dòng những lời sáo rổng, hoa mỹ, diễn thuyết trên diễn đàn.
Trái lại một người nào đó, thiếu gương mẫu trong lời nói và việc làm, không đảm đương nổi nhiệm vụ được giao, thậm chí còn lợi dụng chức quyền làm điều sai trái; thì dù họ có nắm giữ chức vụ gì, dù họ có tự đề cao bao nhiêu, có được người này, người khác tán tụng thì họ vẫn không thể có uy tín, vả chăng có được, đó chỉ là uy tín giả. Sinh thời Bác Hồ chúng ta đã từng căn dặn: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ quyết lên trán chữ “Cộng sản” mà được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có đủ tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải mực thước cho người ta bắt chước”.
Như thế, xây dựng cho được một uy tín cần thiết không phải là việc dễ dàng. Phấn đấu để giữ vững và không ngừng nâng cao uy tín càng khó khăn hơn. Nó đòi hỏi phải có ý chí và nghị lực. Người ở vị trí càng cao, càng phải hết sức chăm lo, giữ gìn uy tín. Uy tín của một người có chức vụ không chỉ đơn thuần là uy tín cá nhân mà còn là uy tín chung, danh dự của một tập thể, cơ quan, đơn vị. Chỉ cần một phút thiếu cảnh giác, buông thả mình là có thể phạm sai lầm lớn, làm mất uy tín của mình, làm hại thanh danh của một tập thể. Không phẩi ngẫu nhiên mà ông cha ta đã đúc kết “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”!
Không nhận thức đầy đủ những điều nói trên, hiện nay có một số người lầm tưởng rằng, dường như họ có chức vụ là đã có uy tín, mọi mệnh lệnh lời nói và việc làm của họ đều được cấp dưới đồng tình, chấp hành một cách triệt để. Từ đó nảy sinh tính chủ quan, không chịu lắng nghe, thiếu sự gần gũi, thông cảm chia sẻ với những nổi khó khăn nhọc nhằn của đồng sự; không công tâm, minh bạch, dân chủ khi bàn bạc công việc; thậm chí còn cá nhân, độc đoán, tư lợi nhưng lại thích “lên lớp” dạy bảo người khác; thích người khác tâng bốc, trọng vọng, quỵ luỵ mình. Nhân viên vất vả, nổ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ không một lời động viên, nhưng lỡ xảy ra thiếu sót, sai phạm là lập tức nhận những lời đay nghiến, hô hét, họ xem người dưới quyền không khác gì con cháu trong nhà. Những người cầm cân, nảy mực như thế, tuy chức vụ của họ còn đó nhưng họ đã tự đánh mất uy tín cuả mình từ lâu rồi.
Lại nói về xây dựng uy tín, trong thực tế có nhiều mẫu hình; có người muốn xây dựng uy tín cho mình nhưng không phải bằng nổ lực và sự gương mẫu, mực thước mà bằng những thủ thuật riêng như: Tranh thủ, lôi kéo người này; công kích, nói xấu người kia, hạ uy tín người khác để đề cao mình. Cũng có người xum xoe, nịnh bợ, lấy lòng cấp trên cố giữ một khoảng cách nào đó với cấp dưới, thậm chí đe nạt nhân viên, cố tỏ vẻ ta đây là “nhân vật quan trọng”; họ chỉ nhận làm và muốn làm những việc náo “ngon ăn” và dễ “nổi tiếng” để củng cố địa vị. Những người có chức vụ như thế thường rất chú ý giữ mình, giữ đến mức tròn như hòn bi…
Họ không biết rằng, với những thủ đoạn ấy, họ chẳng bao giờ xây dựng cho mình được uy tín, mà nếu có chăng thì uy tín của họ cũng chỉ là uy tín giả, uy tín bề ngoài, không hơn không kém.
Trong nhiều Nghị quyết, nhất là Nghị quyết về chỉnh đốn Đảng, Đảng ta đã khẳng định mạnh mẽ, cần phải kiên quyết thi hành kỷ luật những cán bộ, đảng viên làm bậy; phải thay đổi những đảng viên không có đủ những yêu cầu về phẩm chất và năng lực đảm dương công việc được giao, không còn uy tín trước quần chúng. Nhưng chính sự nể nang, bao che, công tác tự phê bình và phê bình chưa được phát huy đúng mức nên rơi rớt đây đó việc cất nhắc, đề bạt cán bộ chưa tương xứng giữa uy tín và chức vẫn còn tồn tại, gây trở ngại lớn trên con đường củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ của chúng ta./.

THỞ ĐỂ CHỮA BỆNH
BS. ĐỖ HỒNG NGỌC
Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ, sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học ĐH Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở BV Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa như bây giờ. Từ năm 1943 đến năm 1948, ông phải chịu mổ bảy lần, cắt bỏ tám cái xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái.. Các bác sĩ Pháp bảo, ông chỉ có thể sống chừng hai năm nữa thôi. Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm ra phương pháp... thở để tự chữa bệnh cho mình, và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới mất (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa, hoạt động tích cực, năng nổ trong nhiều lĩnh vực. Chuyện khó tin nhưng có thật!
Tôi may mắn được quen biết ông trong nhiều năm. Với tôi, ông vừa là đồng nghiệp, là đàn anh mà cũng là người thầy. Ông là bác sĩ, đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội rất nhiệt tâm. Ông là cố vấn của bộ môn tâm lý-xã hội học do tôi phụ trách tại Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM, (nay là ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch) ngay từ hồi mới thành lập (1989). Ông thường trao đổi với tôi điều này điều khác, về công việc viết lách, giảng dạy, và nhiều lần về phương pháp thở dưỡng sinh của ông. Trao đổi không chỉ về cơ thể học, sinh lý học mà cả về tâm lý học, đạo học.
Có lần ông mở áo cho tôi xem mấy vết mổ vẫn chưa hoàn toàn liền lạc trên ngực ông. Lần khác ông lại cao hứng vén bụng bảo tôi thử đánh mạnh vào bụng ông xem sao. Tôi phục ông ốm nhom ốm nhách mà làm việc thật dẻo dai, bền bỉ, gần như không biết mệt mỏi. Trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp, làm việc... thấy uể oải, hụt hơi, thì một người chỉ còn hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa "dung tích sống" như ông lại vẫn ung dung, thư thái. Ông cười "tiết lộ" với tôi, những buổi hội họp dông dài, vô bổ, ông chỉ ngồi... thở, nhờ vậy mà ông không bị stress, không bị mệt. Ông nói sau này khi ông mất đi, điều quan trọng ông để lại không phải là những tác phẩm văn học, triết học này nọ, mà chính là bài vè dạy thở chỉ với 12 câu của ông.
Trước kia, tôi cũng chỉ nghe để mà nghe chớ chẳng thực hành. Cho đến ngày tôi bị vố tai biến nặng, phải nằm viện dài ngày, lúc đó tôi mới thử đem ra áp dụng. Quả có điều kỳ diệu! Nó làm cho tôi thảnh thơi hơn, ít nhọc mệt hơn và sức khỏe tốt hơn. Trong thời gian dưỡng bệnh, các bạn đồng nghiệp thương tình, cho rất nhiều thuốc, nhưng tôi chỉ chọn một vài món thực sự cần thiết, còn thì chỉ... dùng phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Phương pháp thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thực ra không phải là cái gì hoàn toàn mới. Nó chỉ là một sự tổng hợp của khí công, thiền, yoga, dưỡng sinh... của Đông phương từ ngàn xưa, được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của một người thầy thuốc.
Dưới đây là bài vè 12 câu dạy thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện:
Thót bụng thở raPhình bụng hít vàoHai vai bất độngChân tay thả lỏngÊm chậm sâu đềuTập trung theo dõiLuồng ra luồng vàoBình thường qua mũiKhi gấp qua mồmĐứng ngồi hay nằmỞ đâu cũng đượcLúc nào cũng được!
BS Đỗ Hồng Ngọc (
dohongngocbs@ gmail.com)
Tác giả: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc (http://www. phunuonline.
com.vn/honnhan- giadinh/2009/ Pages/Tho- de-chua-benh. aspx)


Tham khảo: Có lẽ đề thi Văn đã dựa vào bức thư được tương truyền do Lincoln gửi thầy hiệu trưởng nơi con trai ông theo học?Kính gửi thầy… Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. Rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết: cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố, thì ở đâu đó, sẽ có một con người chính trực; bên cạnh một chính trị gia ích kỷ, sẽ xuất hiện một nhà lãnh đạo tận tâm. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với nǎm đô la nhặt được trên hè phố… Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất… Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kỳ diệu của sách… nhưng cũng để cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh. Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó là không đúng… Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn đối với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế. Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới Chân Lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi. Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã… Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy. Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình. Xin hãy dạy cho cháu biết ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông gào thét… và đứng thẳng người bảo vệ lẽ phải. Xin hãy đối xử với cháu dịu dàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh sắt cứng rắn. Hãy giúp cháu có can đảm biểu lộ sự thiếu kiên nhẫn và có đủ kiên nhẫn để biểu lộ sự can đảm. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại. Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình… con trai tôi là một cậu bé tuyệt vời./.