Wednesday, September 24, 2008




THEO NHỊPTRỐNG TANG


THEO NHỊPTRỐNG TANG
Mạnh Minh Tâm

Mỗi lần đến thăm những đám tang ở nội thành Tuy Hòa, trong nỗi đau mất người thân, tôi lại thấy chạnh lòng khi nghe những hồi trống chầu day dứt từ một người tật nguyền điểm nhịp. Người mà trên 30 năm qua đã nuôi sống cả gia đình mình bằng nhịp trống…đưa tang. Những nhịp trống làm cho bao người thân nức nở nghẹn ngào nhưng lại là bát cơm manh áo của những mảnh đời chịu nhiều bất hạnh.
Đời chọn tôi theo nghiệp …đánh trống đám tang
Bị bệnh bại liệt từ trong bụng mẹ, anh Lê An (ở khu phố Ninh Tịnh2, phường 9, TP Tuy Hòa) đôi chân bị què quặc, thị lực chỉ còn một mắt. 5 tuổi An mới chập chững tập đi, 10 tuổi hàng ngày cà lết theo ông Tám Bầu tập đánh trống đưa tang. Không ai coi đánh trống đám tang là một nghề nhưng để được người nhà của người quá cố " rước" về lo việc bùm…beng cho hậu sự, một việc cứ tưởng đơn giản nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể làm được nếu không có người "trong nghề" hướng dẫn, chỉ bảo. Anh An nói, hồi nhỏ theo ông Tám Bầu, tôi chỉ mất vài ba tháng để biết cách đánh trống nhưng phải mất vài năm mới hiểu hết ý nghĩa lễ thức của từng hồi trống, nhịp trống.
Người đời thường bảo "Sống dầu đèn-chết kèn trống". Tang lễ mà không có tiếng trống thì thật là bất hạnh. Đám nhà giàu sang, dù đã rước về một ban nhạc có đủ kèn, cò, kìm, hạ-di với dàn loa âm ly hiện đại nhưng không thể thiếu tiếng trống chầu. Để tiếng trống biểu cảm nỗi lòng bi thương của bao người thân và gia đình tiễn biệt một linh hồn về nơi an nghĩ, người cầm chầu phải biết những lễ thức gióng trống. Ba hồi thúc dài khi người chết đã ấm êm trong quan tài như báo hiệu cho xóm giềng, người thân - nhà có người vừa từ trần; tiếng trống nhịp đều chậm rãi nghe buồn bã là nỗi cảm thông chia sẻ của những người thân đến phúng viếng; trống lễ thần phục như chiếc cầu nối cho hai cõi âm dương giao hoà nỉ non lời tiễn biệt; trống đưa tiễn, trống hạ huyệt, trống báo hiệu đã xong việc chôn cất…đều phải đúng lúc, đúng nhịp và phải có hồn. Chà! Như vậy anh cũng giống như một nhạc công- tôi hỏi, anh An cười và nói rằng, tôi như một âm công- đúng hơn. Ai không thạo lễ thức từng nhịp trống, tay và dùi không nhập hồn sầu luỵ thì nhịp và âm trống rơi vào thang âm vô cảm. Tôi hỏi, sao anh không chọn một nghề nào khác để sử dụng đôi tay còn lành lặn mà đi làm cái nghề hẩm hiu, mọi người thấy anh đi qua "sợ khiếp" vì coi anh là điềm xui xẻo. Anh An bộc bạch:“ Tật nguyền, cha mẹ mất sớm, thất học, lỡ theo nghiệp đánh trống kiếm cơm từ nhỏ; giờ đã 46 tuổi rồi. Cứ coi như đời đã chọn tôi theo nghiệp đánh trống đám ma”. Ít ai biết, nghề cầm chầu đám ma cũng có quá nhiều nỗi khổ: Buồn và đau khổ nhất là vào dịp tư tết giỗ chạp bà con chòm xóm gần như đoạn tình láng giềng – không một ai bén mảng tới nhà An và An cũng chẳng dám bước tới nhà ai. Hôm nào không có đám, an lủi thủi ngồi nhà hoặc đi chùa lạy Phật.
Nhịp trống là… bát cơm, manh áo
Nghịch lý cuộc đời "kẻ khóc người cười", không nói ra, nhưng hàng xóm coi việc cầm chầu của An như là một “nghề” sống trong sự đau khổ của người khác. Ngày nào An “thất nghiệp”, đâu đó có người dài thêm sự sống. Mong vậy, nhưng ngày nào mà chẳng có người chết! Đành chịu vậy, An không buồn- vì đó là sự thật! Từ nhỏ An nghĩ, phận mình như thế này có lẽ chỉ đánh trống kiếm sống qua ngày và đi tu. Ai ngờ, rồi cũng có được vợ con. Nhưng trúng phải vợ "khùng” (Bệnh thần kinh) lại mắc chứng nghiện rượu. Than ôi! Đã nghèo, lại mang eo, gánh nặng đôi chân què quặt- khổ thân, giờ thêm gánh nặng nghiệp chướng, oan gia. Vợ hàng ngày không làm gì ra tiền, ngoài việc trông nhà, lo cơm nước và thỉnh thoảng…say rượu. Có hôm đi làm về, thấy vợ say vật vã nằm đường, phải phiền hàng xóm giúp khiêng về nhà. Con 10 tuổi phải nghỉ học giữa chừng vì không tiền nộp học phí, sách vở nên đã nhập theo cha tập đánh trống. May mà năm 2005, chính quyền phường cất cho căn nhà, thay cho chỗ ở mái lá núp dưới hóc bụi tre, vách bằng thùng giấy. Hai mùa đông rồi thoát khỏi nỗi khổ những cơn mưa dầm phải ngồi thức đêm tránh nước nhà dột.
Trên 30 năm gắn bó với công việc được gọi là nghề nhưng không đủ cho mức sống tối thiểu. Vậy thì sao có thể gọi nghề được? Mặc cho ai đó rẻ rúng… An vẫn thanh thản sống bằng sức lao động chính đáng. Ai mà biết, để có được những đồng tiền "hậu tạ" ít ỏi; quanh năm suốt tháng, dù mưa hay nắng, ngày hai buổi An phải lê những bước chân nghệch ngoạc, nặng nhọc qua 2km , mất 20 phút đi bộ từ nhà vào các trại hòm trung tâm thành phố, để chầu chực: 1 quan tài xuất đi - theo tới nhà có người vừa mất - xin nhận làm chân đánh trống. Điệp khúc buồn, nhưng biết làm sao được, vì đó là bát cơm manh áo cho sự sống của bản thân và vợ con.
Kiếm được đồng tiền nhờ lòng hảo tâm và tuỳ vào gia cảnh của người từ trần. Phục vụ đánh trống là việc làm không ngã giá. Đám dài ngày, đưa xa mỗi cuộc cao lắm cha con cũng được vài trăm; đám gần, nhà nghèo thường năm bảy chục ngàn; gặp đám chết của các khổ chủ tâm thần, neo đơn, có ca chết bệnh truyền nhiễm không người thân thích, không ai dám tẩm liệm, “mình nhảy vào làm đại". Đó là những hôm làm phúc không công, về ngồi nhà "đói meo”, thở giấc. Một nghề cứ tưởng không có nỗi thán “ đã mang lấy nghiệp vào thân...” . Cũng có cớ sự rủi ro “Hạt gạo nhà nghèo vay lẫn đất”.
Lủi thủi, lây lất kiếm sống qua ngày không than vãn nãn lòng. Nghĩ mà thương cho một người tật nguyền đã vượt lên số phận, chọn con đường sống cho bản thân và gia đình bằng sức lao động của chính mình. Thật xót xa, xấu hổ thay cho những kẻ “sức dài vai rộng”, đầy rẫy sự sung sướng bằng những mánh khóe lọc lừa, phạm pháp đáng ghê tởm./.










Gửi bài viết cho bạn bè

Gửi bài viết cho bạn bè Bản In
Đoán tính cách qua cách nghe điện thoạiCập nhật lúc
10:11:3
ngày
31/10/2007

-->
10:11:3 31/10/2007
Dành cho các chàng: Bạn đến nhà bạn gái chơi và chợt có ĐT gọi đến... Cơ hội đến rồi đây hãy để ý xem cô ấy nghe điện thoại như thế nào nha!!!
- Nếu vừa nói chuyện vừa vân vê dây điện thoại: Cú điện thoại ấy là của người có quan hệ mật thiết với người đang nghe. Đồng thời người đang nghe điện thoại ấy là người có cá tính khinh đời. - Mặt hướng ra ngoài khi gọi điện: Đây là tiếp người sống tự tin, cuộc gọi đối với họ chẳng có gì là bí ẩn. - Khi gọi điện thoại ngồi rất ngay ngắn: Đó là loại người luôn luôn vâng lời, thiếu tính phản kháng và không độc lập. Cũng có thể người đầu dây bên kia là sếp của người ấy. - Giữa tai với ống nghe có một khoảng cách: Họ là người không coi ai ra gì , kiêu ngạo, thường cảnh giác cao và không bao giờ tỏ rỏ thái độ vui buồn ra mặt. - Người thoải mái: Khi gọi điện người ấy thích nằm, ngồi thoải mái, không gò bó là tuýp người bình tĩnh, không hay hoảng hốt, thích an nhà, hưởng thụ. Không để ý gì đến thành quả của người khác mà cũng chẳng muốn nhọc thân mình. - Vừa nghe điện thoại vừa vẽ bừa ra giấy: Đây là những người giàu sức tưởng tượng, có tài năng nghệ thuật, thường tỏ ra thiếu tập trung, hay ảo tưởng. - Kẹp ống nghe trên tai và đầu: Họ thường là người có cá tính mạnh khi nói thường hay suy nghĩ kỹ càng trước khi đưa ra ý kiến hoặc hoặc khi làm việc, luôn có chút bạo thủ. - Nghiêng trước ngả sau: Khi gọi điện họ ngồi trên ghế mà cứ nghiêng trước ngả sau là loại người tâm trạng thiều ổn định, khi đắt chí tỏ ra vui mùng khôn cùng, xem thường mọi việc. Khi thất ý thì ủ rũ, đứng ngồi không yên. - Gác chân lên bàn: Đó là loại người chủ quan, quyết đoán bừa bãi, tự cho mình là đúng nhưng lại rất cả tin.- Vừa gọi điện vừa chỉnh lại trang phục: Vừa gọi điện vừa chỉnh lại quần áo, đầu tóc, caravat hay soi gương dánh son, đó là người ham hưởng thụ vật chất, có tính phù hoa, ham hưởng lạc, trong công việc không có ý chí vươn lên. - Nắm phần dưới ống nghe: Đó là loại người có cá tính kiên cường, thích làm theo ý mình, không chịu chi phối bởi bất cứ ai.- Nắm phần trên ống nghe: Tuýp người mềm yếu, nhạy cảm, cảnh giác cao với người khác, nên thường rất ít bạn bè.
Theo TH8X
Trở về

Gửi bài viết cho bạn bè Bản In
Đoán tính cách qua cách nghe điện thoạiCập nhật lúc
10:11:3
ngày
31/10/2007

-->
10:11:3 31/10/2007
Dành cho các chàng: Bạn đến nhà bạn gái chơi và chợt có ĐT gọi đến... Cơ hội đến rồi đây hãy để ý xem cô ấy nghe điện thoại như thế nào nha!!!
- Nếu vừa nói chuyện vừa vân vê dây điện thoại: Cú điện thoại ấy là của người có quan hệ mật thiết với người đang nghe. Đồng thời người đang nghe điện thoại ấy là người có cá tính khinh đời. - Mặt hướng ra ngoài khi gọi điện: Đây là tiếp người sống tự tin, cuộc gọi đối với họ chẳng có gì là bí ẩn. - Khi gọi điện thoại ngồi rất ngay ngắn: Đó là loại người luôn luôn vâng lời, thiếu tính phản kháng và không độc lập. Cũng có thể người đầu dây bên kia là sếp của người ấy. - Giữa tai với ống nghe có một khoảng cách: Họ là người không coi ai ra gì , kiêu ngạo, thường cảnh giác cao và không bao giờ tỏ rỏ thái độ vui buồn ra mặt. - Người thoải mái: Khi gọi điện người ấy thích nằm, ngồi thoải mái, không gò bó là tuýp người bình tĩnh, không hay hoảng hốt, thích an nhà, hưởng thụ. Không để ý gì đến thành quả của người khác mà cũng chẳng muốn nhọc thân mình. - Vừa nghe điện thoại vừa vẽ bừa ra giấy: Đây là những người giàu sức tưởng tượng, có tài năng nghệ thuật, thường tỏ ra thiếu tập trung, hay ảo tưởng. - Kẹp ống nghe trên tai và đầu: Họ thường là người có cá tính mạnh khi nói thường hay suy nghĩ kỹ càng trước khi đưa ra ý kiến hoặc hoặc khi làm việc, luôn có chút bạo thủ. - Nghiêng trước ngả sau: Khi gọi điện họ ngồi trên ghế mà cứ nghiêng trước ngả sau là loại người tâm trạng thiều ổn định, khi đắt chí tỏ ra vui mùng khôn cùng, xem thường mọi việc. Khi thất ý thì ủ rũ, đứng ngồi không yên. - Gác chân lên bàn: Đó là loại người chủ quan, quyết đoán bừa bãi, tự cho mình là đúng nhưng lại rất cả tin.- Vừa gọi điện vừa chỉnh lại trang phục: Vừa gọi điện vừa chỉnh lại quần áo, đầu tóc, caravat hay soi gương dánh son, đó là người ham hưởng thụ vật chất, có tính phù hoa, ham hưởng lạc, trong công việc không có ý chí vươn lên. - Nắm phần dưới ống nghe: Đó là loại người có cá tính kiên cường, thích làm theo ý mình, không chịu chi phối bởi bất cứ ai.- Nắm phần trên ống nghe: Tuýp người mềm yếu, nhạy cảm, cảnh giác cao với người khác, nên thường rất ít bạn bè.
Theo TH8X
Trở về