Friday, July 24, 2009

























VUI BUỒN
THEO NHỊPTRỐNG TANG
Mạnh Minh Tâm

Mỗi lần đến thăm những đám tang ở nội thành Tuy Hòa, trong nỗi đau mất người thân, tôi lại thấy chạnh lòng khi nghe những hồi trống chầu day dứt từ một người tật nguyền điểm nhịp. Người mà trên 30 năm qua đã nuôi sống cả gia đình mình bằng nhịp trống…đưa tang. Những nhịp trống làm cho bao người thân nức nở nghẹn ngào nhưng lại là bát cơm manh áo của những mảnh đời chịu nhiều bất hạnh.
Đời chọn tôi theo nghiệp …đánh trống đám tang
Bị bệnh bại liệt từ trong bụng mẹ, anh Lê An (ở khu phố Ninh Tịnh 2, phường 9, TP Tuy Hòa) đôi chân bị què quặc, thị lực chỉ còn một mắt. 5 tuổi An mới chập chững tập đi, 10 tuổi hàng ngày cà lết theo ông Tám Bầu tập đánh trống đưa tang. Không ai coi đánh trống đám tang là một nghề nhưng để được người nhà của người quá cố " rước" về lo việc bùm…beng cho hậu sự, một việc cứ tưởng đơn giản nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể làm được nếu không có người "trong nghề" hướng dẫn, chỉ bảo. Anh An nói, hồi nhỏ theo ông Tám Bầu, tôi chỉ mất vài ba tháng để biết cách đánh trống nhưng phải mất vài năm mới hiểu hết ý nghĩa, lễ thức của từng hồi trống, nhịp trống.
Người đời thường bảo "Sống dầu đèn-chết kèn trống". Tang lễ mà không có tiếng trống thì thật là bất hạnh. Đám nhà giàu sang, dù đã rước về một ban nhạc có đủ kèn, cò, kìm, hạ-di với dàn loa âm ly hiện đại nhưng không thể thiếu tiếng trống chầu. Để tiếng trống biểu cảm nỗi lòng bi thương của bao người thân và gia đình tiễn biệt một linh hồn về nơi an nghĩ, người cầm chầu phải biết những lễ thức gióng trống. Ba hồi thúc dài khi người chết đã ấm êm trong quan tài như báo hiệu cho xóm giềng, người thân - nhà có người vừa từ trần; tiếng trống nhịp đều chậm rãi nghe buồn bã là nỗi cảm thông chia sẻ của những người thân đến phúng viếng; trống lễ thần phục như chiếc cầu nối cho hai cõi âm dương giao hoà nỉ non lời tiễn biệt; trống đưa tiễn, trống hạ huyệt, trống báo hiệu đã xong việc chôn cất…đều phải đúng lúc, đúng nhịp và phải có hồn. Chà! Như vậy anh cũng giống như một nhạc công- tôi hỏi, anh An cười và nói rằng, tôi như một “âm công” - đúng hơn. Ai không thạo lễ thức từng nhịp trống, tay và dùi không nhập hồn sầu luỵ thì nhịp và âm trống rơi vào thang âm vô cảm. Tôi hỏi, sao anh không chọn một nghề nào khác để sử dụng đôi tay còn lành lặn mà đi làm cái nghề hẩm hiu, mọi người thấy anh đi qua "sợ khiếp" vì coi anh là điềm xui xẻo. Anh An bộc bạch: “Tật nguyền, cha mẹ mất sớm, thất học, lỡ theo nghiệp đánh trống kiếm cơm từ nhỏ; giờ đã 49 tuổi rồi. Cứ coi như đời đã chọn tôi theo nghiệp đánh trống đám ma”. Ít ai biết, nghề cầm chầu đám ma cũng có quá nhiều nỗi khổ: Buồn và đau khổ nhất là vào dịp tư tết, giỗ chạp bà con chòm xóm gần như đoạn tình láng giềng – không một ai bén mảng tới nhà An và An cũng chẳng dám bước tới nhà ai. Hôm nào không có đám, An lủi thủi ngồi nhà hoặc đi chùa lạy Phật.
Nhịp trống là… bát cơm, manh áo
Nghịch lý cuộc đời "kẻ khóc người cười", không nói ra, nhưng hàng xóm coi việc cầm chầu của An là một “nghề” sống trong sự đau khổ của người khác. Ngày nào An “thất nghiệp”, đâu đó có người kéo dài thêm sự sống. Mong vậy, nhưng ngày nào mà chẳng có người chết! Đành chịu vậy, An không buồn- vì đó là sự thật! Từ nhỏ An nghĩ, phận mình như thế này có lẽ chỉ đánh trống kiếm sống qua ngày và đi tu. Ai ngờ, rồi cũng có được vợ con. Nhưng trúng phải vợ "khùng” (Bệnh thần kinh) lại mắc chứng nghiện rượu. Than ôi! Đã nghèo, lại mang eo, gánh nặng đôi chân què quặt- khổ thân, giờ thêm gánh nặng nghiệp chướng, oan gia. Vợ hàng ngày không làm gì ra tiền, ngoài việc trông nhà, lo cơm nước và thỉnh thoảng…say rượu. Có hôm đi làm về, thấy vợ say vật vã nằm đường, phải phiền hàng xóm giúp khiêng về nhà. Con 10 tuổi phải nghỉ học giữa chừng vì không tiền nộp học phí, sách vở nên đã nhập theo cha tập đánh trống. May mà năm 2005, chính quyền phường cất cho căn nhà, thay cho chỗ ở mái lá núp dưới hóc bụi tre, vách bằng thùng giấy. Mấy mùa đông rồi thoát khỏi nỗi khổ những cơn mưa dầm phải ngồi thức đêm tránh nước nhà dột.
Trên 30 năm gắn bó với công việc được gọi là nghề nhưng không đủ cho mức sống tối thiểu. Vậy thì sao có thể gọi nghề được? Mặc cho ai đó rẻ rúng… An vẫn thanh thản sống bằng sức lao động chính đáng. Ai mà biết, để có được những đồng tiền "hậu tạ" ít ỏi; quanh năm suốt tháng, dù mưa hay nắng, ngày hai buổi An phải lê những bước chân nghệch ngoạc, nặng nhọc qua 2km , mất 20 phút đi bộ từ nhà vào các trại hòm trung tâm thành phố, để chầu chực: 1 quan tài xuất đi - theo tới nhà có người vừa mất - xin nhận làm chân đánh trống. Điệp khúc buồn, nhưng biết làm sao được, vì đó là bát cơm manh áo cho sự sống của bản thân và vợ con.
Kiếm được đồng tiền nhờ lòng hảo tâm và tuỳ vào gia cảnh của người từ trần. Phục vụ đánh trống là việc làm không ngã giá. Đám dài ngày, đưa xa mỗi cuộc cao lắm cha con cũng được vài trăm; đám gần, nhà nghèo thường năm bảy chục ngàn; gặp đám chết của các khổ chủ tâm thần, neo đơn, có ca chết bệnh truyền nhiễm không người thân thích, không ai dám tẩm liệm, “mình nhảy vào làm đại". Đó là những hôm làm phúc không công, về ngồi nhà "đói meo”, thở giấc. Một nghề cứ tưởng không có nỗi thán “đã mang lấy nghiệp vào thân...” . Cũng có cớ sự rủi ro “Hạt gạo nhà nghèo vay lẫn đất”.
Lủi thủi, lây lất kiếm sống qua ngày, không than vãn nãn lòng. Nghĩ mà thương cho một người tật nguyền đã vượt lên số phận, chọn con đường sống cho bản thân và gia đình bằng sức lao động của chính mình. Thật xót xa, xấu hổ thay cho những kẻ “sức dài vai rộng” đầy rẫy sự sung sướng bằng những mánh khóe lọc lừa, phạm pháp đáng ghê tởm./.
( Mạnh Minh Tâm – Sở VH-TT-DL Phú Yên - 220 Trần Hưng Đạo - TP Tuy Hoà)






NHẬN DIỆN TỆ ĐỘC ĐOÁN VÀ CHUYÊN QUYỀN
Mạnh Minh Tâm
Cán bộ nào cũng vậy, khi được Đảng và Nhà nước giao cho một chức vụ nào đó thì đồng thời cũng dành cho họ những quyền hạn cần thiết để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ. Đối với cán bộ phụ trách một địa phương, đơn vị có quyền ban hành các quyết định, kiểm tra việc thực hiện các quyết định đó, lựa chọn người cộng sự, đề bạt, khen thưởng, tuyển dụng hoặc xử lý kỷ luật cán bộ, nhân viên dưới quyền theo quy định của pháp luật, v.v… thiếu các quyền đó thì người phụ trách khó mà đảm đương được nhiệm vụ của mình. Một người lãnh đạo, phụ trách được coi là công minh chính trực là người biết lắng nghe đầy đủ ý kiến của những người cộng sự, cân nhắc các phương án khác nhau để có những lựa chọn, quyết đoán sáng suốt và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.
Đó là biểu hiện cụ thể, đúng đắn của nguyên tắc tập trung dân chủ.
Như vậy, chức và quyền đi đôi với nhau, hổ trợ cho nhau. Quyền giúplàm tròn chức vụ, chức vụ bảo đảm pháp lý cho quyền. Quyền với nội dung chân chính của nó là một thứ vũ khí của người cán bộ cách mạng. Quyền đảm bảo hiệu lực công tác giữ vững nguyên tắc, kỷ cương trong nội bộ Đảng và Nhà nước. Nó giúp cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý có cơ sở pháp lý để thực thi nhiệm vụ, chủ động đứng mũi chịu sào để giải quuyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm, công tác của mình.Vì vậy, đối với cán bộ lãnh đạo phụ trách nắm vững quyền và trách nhiệm là điều cần thiết. Buông lỏng quyền được giao là trốn tránh trách nhiệm.
Tuy nhiên, điều đáng nói hiện nay là vẫn còn không ít hiện tượng cán bộ các cấp lợi dụng chức quyền để làm những điều sai trái, dẫn đến tệ độc đoán và chuyên quyền. Độc đoán là tự mình quyết đoán mọi việc, không thèm nghe ý kiến của mọi người xung quanh. Chuyên quyền là thâu tóm mọi quyền hành, tự cho mình có quyền muốn làm gì thì làm, bất chấp tổ chức. Độc đoán và chuyên quyền thường đi đôi với nhau như hình với bóng, cái này vừa là nhân, vừa là quả của cái kia.
Chúng ta hãy xem sự phát triển và diễn biến của tệ độc đoán chuyên quyền.
Khi một cán bộ nào đó được giao một chức vụ mới, thường trong thời gian đầu anh ta vẫn giữ được tính khiêm tốn, biết lắng nghe ý kiến những người chung quanh, biết tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhưng đến một lúc nào đó, anh ta thấy rằng mình được những người chung quanh vì nể, thậm chí nịnh hót, bợ đỡ vì mình có quyền. Và như vậy anh ta thấy rằng có thể sử dụng quyền đó để làm những điều có lợi cho bản thân, gia đình mình thay vì sử dụng quyền đó vì lợi ích tập thể cơ quan, đơn vị. Từ đó, nếu không giữ được mình, thiếu sự kiểm tra của tập thể, anh ta bắt đầu thâu tóm và kiếm chác bằng chức quyền của mình. Sau những đợt làm thử bằng những việc sai trái dễ được nguỵ trang như: Buộc cấp dưới phải răm rắp làm theo ý mình, cô lập những kẻ tỏ ra “bướng bỉnh”, “ban ơn” cho những kẻ cùng “cánh hẩu” với mình, lạm dụng tiêu chuẩn đãi ngộ về vật chất… lâu dần thấy trót lọt, “ngon ăn”, cứ thế mà trượt dài trên con đường sai lầm. Và nhiều hành động sai trái nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra. Chẳng hạn khi đề ra kế hoạch công tác thường xuất phát từ ý chí chủ quan của mình, coi thường chủ trương, chính sách của Đảng, phớt lờ ý kiến của những người cộng sự. Trong việc chấp hành Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên, thì vin vào quyền chủ động, sáng tạo của địa phương, coi thường sự chỉ đạo của cấp trên. Thậm chí có lúc còn coi địa phương, đơn vị mhình phụ trách như là một “giang sơn” riêng. Trong công tác thì dùng mệnh lệnh, cưỡng bức hơn thuyết phục, cho ý kkiến của mình là chân lý tuyệt đối; coi người cộng sự như là kẻ tay sai, dung dưỡng những kẻ nịnh hót, bợ đỡ; đưa tay chân, bậu xậu của mình vào những cương vị công tác chủ chốt trong cơ quan, đơn vị để vây cánh, dễ bề lũng đoạn tổ chức. Đồng thời tìm mọi cách để bưng bít sự thật, bao che cho những hành động tiêu cực; cô lập những người chính trực, trù úm những ai có ý thức đấu tranh chống lại. Thế là anh ta tự biến mình thành một con người khác với mọi người, thành một thứ người mà sinh thời Bác Hồ đã từng phát hoạ chân dung và lên án một cách nghiêm khắc: “ Khi phụ trách một vùng nào thì như một ông vua con ở đấy, tha hồ hách dịch, hoạnh hoẹ. Đối với cấp trên thì coi thường, đối với cấp dưới thì độc quyền lấn áp, đối với quần chúng thì ra vẻ quan cách, làm cho quần chúng sợ hãi. Cái đầu “ông tướng” “bà tướng” ấy đã gây ra bao ác cảm, bao chia rẽ…”
Tệ độc đoán chuyên quyền do nhiều nguyên nhân. Có người do tự cao tự đại, đặt mình cao hơn những người chung quanh; có người do đầu óc gia trưởng, dựa vào chút công lao, lên mặt cha chú đối với những người cộng sự; có người do động cơ xấu, muốn lợi dụng quyền hành để thực hiện những mưu toan cá nhân…Bất kỳ nguyên nhân nào, độc đoán chuyên quyền cũng là một tội lớn. Vì nó gây những tác hại, những tổn thất nghiêm trọng cho bộ máy của Đảng và Nhà nước. Nơi nào có tệ độc đoán chuyên quyền thì ở đó tính chủ động, sáng tạo và năng lực của cán bộ, đảng viên và quần chúng bị kìm hãm, họ thường sợ sệt, không dám phê bình người phụ trách, hoặc nể nang e dè, bỏ qua cho xong chuyện khuyết điểm của cơ quan, đơn vị nhất là của người phụ trách. Ở đó, quyền làm chủ của tập thể chỉ là hình thức, tiếng nói của những người tích cực dám thẳng thắng đấu tranh thường bị xem là “tiêu cực”.
Thực tế cho thấy, để che giấu tội lỗi, những kẻ độc đoán chuyên quyền thường không từ một thủ đoạn nham hiểm, xảo trá nào. Họ giữ quyền bằng cách tìm những chiếc ô che, cho nên họ rất khéo bợ đỡ, nịnh hót cấp trên. Họ dùng quyền để giữ quyền. Vì vậy họ ngày càng độc đoán, càng tàn nhẫn. Họ giữ quyền bằng vây cánh, bằng cách lừa bịp quần chúng, khéo mị dân.
Để phòng ngừa và khắc phục tệ độc đoán chuyên quyền ở các cấp, các ngành thì có nhiều việc phải làm đồng bộ: Tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên; Phát huy dân chủ nội bộ, đề cao tự phê bình và phê bình; đẩy mạnh công tác kiểm tra của Đảng; xử lý kịp thời và nghiêm minh những kẻ độc đoán, chuyên quyền…Cùng với những công việc đó, phải không ngững cải tiến công tác tổ chức, xây dựng và chỉnh đốn nội bộ đảng, xây dựng và hoàn thiện quy chế làm việc ở từng cấp, từng ngành; xác định trách nhiệm của từng tổ chức và cá nhân một cách rõ ràng, rành mạch.
Một tổ chức, bộ máy mạnh, hợp lý, với những quy định rõ ràng về chức trách, ngguyên tắc và lề lối làm việc sẽ có tác dụng không nhỏ trong việc phòng ngừa và kiềm chế tệ độc đoán, chuyên quyền. Vấn đề đặc biệt lưu ý là phải coi trọng phát huy quyền làm chủ và lắng nghe ý kiến của quần chúng. Với sự nhạy cảm rất tài tình của quần chúng, chúng ta dễ dàng nhận diện “chân tướng” của những biểu hiện độc đoán chuyên quyền mà lên án, gạt bỏ những kẻ lợi dụng chức quyền để thoả mãn những dục vọng, những mưu toan vì lợi ích cá nhân để không ngừng xây dựng tổ chức, bộ máy của Đảng và Nhà nước ngày càng trong sạch vững mạnh./.






ÔI ! KARAOKE XÓM…
Mạnh Minh Tâm
Nhà tôi nằm lọt thỏm trong một xóm nhỏ. Láng giềng là những cư dân thuần nông, hiền lành chất phát. Trước nhà là một cánh đồng xanh mượt, rộng cánh cò bay. Bạn tới chơi nhà đều có nhận xét, cảnh sống ở đây thật là thơ mộng và yên ả. Gia đình tôi rất mừng vì đã không chọn nhầm đất ở. Nhưng ngờ đâu, trong cái bình lặng trong lành ấy lại có những chuyện rầy rà, hết sức khó chịu.
Xóm tôi có trên chục nóc nhà đã có bảy hộ sắm đầu máy karaoke. Nghề làm ruộng bây giờ không chỉ đủ, ăn đủ mặc mà còn dư dả xây được nhà mua được xe, phương tiện sinh hoạt văn hoá thông tin gia đình không còn giới hạn tivi, casseete mà còn có thêm bộ máy karaoke để ca hát giải khây trong gia đình, láng giềng và bè bạn… lúc nông nhàn.
Nhưng thực tế thật là phiền toái mỗi khi ba ông hàng xóm karaoke của tôi cất cao giọng hát. Mỗi lần âm thanh trổi dậy, nhà các ông sắm máy như để phục vụ cả xóm làng. Volum mở hết cỡ, trong nhà cửa đi, cửa sổ mở toang hoác. Có hôm cùng lúc 5-7 máy thi nhau hát, âm thanh va đập, cộng hưởng ầm ào làm chấn động một vùng quê. Đã vậy, chủ gia cũng chẳng ý tứ gì về giờ giấc, mỏi mệt, đau ốm của những người già hàng xóm. Họ hát thả cửa theo kiểu “Bất kể đêm ngày ngẫu hứng là chơi”. Tôi để ý nhiều lần và thấy thật kỳ lạ, cũng một nhóm người ấy, cũng đĩa nhạc ấy nhưng có ngày họ hát 3-4 cữ mà không biết chán. Gặp bữa bạn ca đều trong cấp độ “vẹp cần câu” thì thời gian ợ ngáp, giọng nhừa nhựa thường kéo dài vô kể, làm cho các “thính giả” hàng xóm “say” lên đến tận óc. Thật khổ thân cho thằng con tôi, vừa qua phải ôn thi đại học nó phải chịu áp lực “Cái đầu học bài, đôi tai chịu tra tấn” vì một mớ âm thanh hổn độn của karaoke xóm. Những lúc như vậy, tôi khuyên con nên chịu khó lấy bông nút lỗ tai mà học.
Tôi thắc mắc và có phần lo ngại bởi những nhà có karaoke họ ít xem tivi, chẳng màng xem các chương trình thời sự hàng ngày. Trong lúc cả nước đang lo ngay ngoáy về đại dịch cúm A H1 N1, riêng họ cứ thản nhiên ngồi hát. Họ cũng có con học cấp II, cấp III nhưng không biết chúng học bài vào lúc nào và kết quả học tập ra sao? Tôi đem ý trên thương thảo với ông bạn cạnh nhà thì nhận được một tràng phản ứng bất nghĩa: “Nhà ai nấy ở, tai ai nấy nghe, đừng có ỷ cán bộ mà lên mặt dạy đời, rách việc…”. Thật hết biết và bất lực những ông chủ karaoke hàng xóm ngang bướng hết chỗ nói. Tôi cũng có những người bạn có kaoraoke gia đình, khi hát họ đóng kín cửa, họ không hát vào lúc con đang học và giờ nghỉ của hàng xóm.
Ôi karaoke xóm tôi sao mà ồn ào, phương tiện sinh hoạt văn hoá nhưng chẳng văn hoá chút nào!

(Đ/c: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Phú Yên – 220 Trần Hưng Đạo TP Tuy Hoà, ĐT: 0989867337).




TÌNH GIÀ
Phan khôi


Hai mươi bốn năm xưa
dưới ngọn đèn mờ
trong gian nhà nhỏ
Hai cái đầu xanh kề nhau than thở
Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng
mà lấy nhau hẳn là không đặng
Để đến nỗi tình trước, phụ sau
Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau.
Hay, nói mới bạc làm sao chớ!
Buông nhau làm sao cho nỡ!
thương được chừng nào hay chừng nấy
Chẳng qua ông trời bắt đôi ta phải vậy.
ta là nhân ngãi đâu có phải vợ chồng
mà tính việc thủy chung
Hai mươi bốn năm sau, tình cờ trên đất khách gặp nhau
Đôi mái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung, đố có nhìn ra được.
Ôi chuyện cũ mà thôi.
Liếc đưa nhau đi rồi con mắt còn có đuôi./.


CÂY CẢNH
Thanh Hào
Cũng là cổ thụ đấy thôi
Cũng cao tuổi thọ, năm mười chục năm
Phải chi số phận chọn nhầm
Sức bền chịu đựng chôn chân một thời
Muốn chồi nào được có chồi
Nhát dao, lưỡi kéo tay người rợn kinh
Uốn thân, uốn ngọn, uốn cành
Còng lưng, mình có là mình nữa đâu
Vào nơi cửa rộng thềm cao
Mua đi, bán lại tặng nhau mất gì
Miệng người khen, miệng kẻ chê
Muốn về rừng rậm có về được sao
Phố phường khuất đỉnh núi cao
Mây chiều gió sớm trăng sao mịt mờ
Chợ đời mua bán, bán mua
Cây ơi có nhớ hoang sơ rừng già.



TRÁCH PHẬN (lời mới)
Nguyễn Phụng Kỳ


Nói: Thưa bà con cô bác, có ai thấy vợ con tui ở đâu không?
Tôi tên là Sáu Đóm
Ngụ tại xóm Chùa Hang
Tôi đi tìm vợ mà ruột gan khô héo
...Bởi vì tui làm chồng, làm cha mà hư đốn
cờ bac, xỉn say, cho vay cụt vốn; cho nên vợ con tui nó bỏ trốn phương nào...
(Nẫu ca)
Thân trách thân, thân sao khờ dại
Mình trách mình, sao thất bại quá xót xa
Bởi vì tôi mà tan cửa, nát nhà
Đêm năm canh tê tái lệ tôi sa vắn dài
Em ơi! tui nghe rằng nẫu nói em đi theo trai
Còn con anh nó vô tận Đồng Nai nó bán bánh xèo
Anh bây giờ, anh túng quẩn anh học thiến heo
Thiến đâu chết đấy, nẫu cứ theo nẫu bắt đền
Anh bây giờ nhà dưới cho tới nhà trên
Chỉ còn manh chiếu rách mà chẳng nên thứ gì.
Nhớ hầu nào có tủ lạnh, có ti vi
Sáng vù xe máy, đi ăn bánh mì ốp la
Trong chuồng nào là vịt, nào là gà
Muốn ăn thì cắt cổ, cả nhà tiết canh
Hũ rượu sành đủ loại rắn nó phanh (khoanh)
Thuốc cường dương đại bổ sức lực anh dồi dào
Mà bây giờ anh gầy yếu, anh xanh xao
Mà râu ria rậm rạp chẳng ma nào thèm ưng
Anh bây giờ không một cắc để dắt lưng
Gặp bia ôm anh cũng bái, gái đương xuân anh cũng từ
(chớ) Nói ra càng mắc cỡ, càng hổ ngư (ngươi)
(chớ) ăn năn đã muộn, vì lỡ hư quá đà
(Chớ) Em ơi! chớ nỡ lòng nào lại bỏ thằng chồng già
Để (mà) đi theo nẫu vô Khánh Hòa hay ra Qui Nhơn
Đêm em nằm nẫu ấp, nẫu ôm
Bỏ Qua đây lạnh lẽo suốt đêm hôm hỡi trời
Em ơi! anh xin thề , anh nói anh giữ lấy lời
Sai đâu sửa đấy sống cuộc đời thanh cao
Anh xin thề không say xỉn, không hát tào lao
Không nhậu nhẹt, quậy phá làm ồn ào xóm thôn
Anh xin thề nuôi con khỏe, dạy con ngoan
Gia đình hạnh phúc dưới trên thuận hòa
Anh xin thề đoàn kết với mọi nhà
Góp phần chống lũ gian tà bất nhân
Làm tròn nghĩa vụ công dân
Vợ chồng chung thủy nghĩa nhân vẹn toàn
Chớ đôi lời tâm sự với bà con
Tôi ăn năn, tôi hối cải, ai nỡ còn giận tui
Tui xin thề không nói ngược mà làm xuôi
Vợ tui ở đây không có, cho tui rút lui - tui đi tìm./.


BÊN MỘ CỤ NGUYỄN DU
Vương Trọng

Tưởng rằng phận bac Đạm Tiên
Ngờ đâu cụ Nguyễn tiên điền nằm đây
Ngẩn trời cao cuối đất dày
Cắn môi, tay nắm bàn tay của mình

Một vùng cồn bãi trống thinh
Cụ cùng thập ngoại chúng sinh nằm kề
Mộ phần chẳng cắm hoa lê
Bạch đàn đôi ngõ, gió về nỉ non
Xạc xào lá cỏ héo hon
Bàn chân cát bụi lối mòn nhỏ nhoi
Lặng im bên nắm mộ rồi
Chưa tin mình đã đến nơi binh tuyền
Không cành để gọi tiếng chim
Không hoa cho luống mang thêm nắng trời
Phong trần cỏ ấu tay người
Nắm hương tảo mộ cắm rồi lại xiêu
Thanh minh trong những câu Kiều
Rưng rưng con đọc buổi chiều vi xuân
Cuối đầu tưởng nhớ vĩ nhân
Phong trần còn để phong trần riêng ai
Bao giờ cây súng rời vai
Nước non chở đá tượng đài xây nên
Trái tim lớn giữa thiên nhiên
Tình xưa nối nghiệp suốt nghìn năm sau./.

HẠNH PHÚC
Chúc hạnh phúc! Cuối mỗi bức thư chúng ta thường chúc nhau như vậy. Và đây cũng là lời chúc gói ghém đủ hết tất cả. Vậy hạnh phúc là gì?
Một số người cho đó là sự thõa mãn; trong chừng mực nào đó thì họ đúng. Một ngụm nước đối với người sắp chết khát đó không chỉ đơn thuần là sự thỏa mãn. Đó là hạnh phúc! Và ngay một mãu bánh mì đối với người sắp chết đói, một túp lều ấm đối với người đang gặp cơn bão tuyết... cũng là hạnh phúc.
Cách đây ít năm nhà sinh học Anh giêm-on-be đã cắm cực điểm vào một điểm nhất định trong vùng dưới vỏ não của chuột; nhờ giẫm vào một bàn đạp đặc biệt, chuột có thể xung điện vào vỏ não của mình - vùng này gọi là "Trung khu thỏa mãn". Chuột thật nhảy cẩng lên vì sung sướng và giẫm lên bàn đạp tới 8000 lần trong một giờ đồng hồ, quên cả ăn và mệt nhoài...
Xin các bạn đừng cười, tôi nói không nhầm đúng là hạnh phúc thật. Những con chuột đó cảm thấy hạnh phúc với niềm hạnh phúc chuột của mình. Niềm hạnh phúc này không khác gì cảm giác thỏa mãn do xung điện gây ra. Ngoài ra chuột không có gì hơn nữa; và chuột chỉ mãi mãi vẫn là chuột thôi.
Còn hạnh phúc của tôi và các bạn, đó chẳng lẽ chỉ có là sự thỏa mãn thôi sao? Dĩ nhiên là không phải. Bởi chúng ta không phải là chuột. Hạnh phúc của con người là cảm giác thỏa mãn do chỗ hoạt động của mình đã đem lại lợi ích cho n gười khác, là tinh thần nảy nở trong lao động sáng tạo.
Đứng về mặt tâm lý học, cảm giác hạnh phúc luôn luôn xuất hiện khi kết quả hoạt động trùng hợp với mục đích đặt ra từ trước. Mục đích càng lớn lao, đạt được mục đích càng khó khăn; thì con người đạt được mục đích càng cảm thấy hạnh phúc!
“Có một điều mà con người ta không thể để mất, trong số đó quan trọng nhất là thanh danh của mình. Nếu mất sự sống là cái chết về mặt cá nhân, thì mất thanh danh là cái chết về mặt xã hội” KimWooChoong.
“Mỗi người đều có một cái tên và một danh hiệu, chúng không chỉ miêu tả cá nhân mà theo một nghĩa nào đó chúng chính là bản thân người đó” Kim Woo Choong. Vậy thì đừng biến tên tuổi của mình thành một điều hổ thẹn.

KHI NÀO QUÊN ĐI LÀ CÓ LỢI !
25% là tài liệu đã ghi nhớ thường quên đi sau một ngày. Hiệu quả của ý nghĩa ghi nhớ thường cao hơn hiệu quả của ghi nhớ máy móc khoảng 25% lần. Những tài liệu ghi nhớ theo ý nghĩa được giữ lại lâu hơn, mặc dù ngày này qua ngày khác, nếu ta không gợi lại trong trí nhớ thì sớm muộn gì cũng sẽ quên đi.
Nhưng nếu nghĩ rằng ghi nhớ bao giờ cũng có lợi là không đúng. Nhiều khi chúng ta ghi nhớ những cái linh tinh hoàn toàn không cần thiết, cuối cùng chồng chất ngổn ngang trong trí nhớ chúng ta- nếu như chúng ta không sớm quên những cái vụn vặt đó đi.
Quên giúp chúng ta tránh được việc nhớ lại những chuyện chẳng lấy gì làm vui thú lắm. Và đây chính là điều quan trọng, giúp ta gạt bỏ những chi tiết, chỉ giữ lại những khái niệm, kết luận chủ yếu và khái quát nhất. Sở dĩ chúng ta có thẻ lĩnh hội và truyền đạt lại theo ý mình những điều đọc được chính là do chúng ta không thể học thuộc lòng tất cả theo ý nghĩa được.
Có một người không quên cái gì cả. Ông ta đang nằm điều trị tại một bệnh viên tâm thần. Bệnh nhân này nhớ đủ mọi thứ ngổn ngang trong đầu óc và không thể nào diễn tả nổi một ý nghĩa riêng của mình.
Trí nhớ của ông ta, ông ta có thể tái hiện nguyên văn những bài báo dài mà người ta đọc cho ông ta nghe cách đó vài hôm; còn ý nghĩa của những bài báo đó thì ông ta không hiểu gì cả. Thậm chí ông không thể nào trình bày lại bằng lời của mình, ngay đến một cuốn sách thiếu nhi đơn giản nhất.
Trí nhớ đặc biệt ấy, không có giới hạn cả về khối lượng lẫn thời gian. Con người ấy có thể dễ dàng nhớ một dãy trăm chữ số, từ ngữ âm tiết không có ý nghĩa gì cả, ông ta có thể tái hiện các chữ số, từ ngữ,âm tiết ấy sau mười, mười lăm năm trời, song ông ta ghi nhớ mặt người rất tồi.
Ông ta nói: "Nét mặt người ta cứ luôn luôn thay đổi, rất phức tạp - lúc thì cười, lúc thì nghiêm nghị...đầu óc tôi cứ rối mù lên cả." Con người đó không sao tìm được đất dụng võ cho trí nhớ khác thường của mình. Suôt đời ông ta chỉ làm một việc, mỗi công việc giống như anh diễn viên xiếc: Biểu diễn cái trí nhớ, không hề quên điều gì của mình !





BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
Bài bố cáo với quốc dân về việc Vua Lê Thái Tổ đã bình định xong giặc Minh bên Tàu viết bằng chữ Hán, do đại thần Nguyễn Trải làm ra (xem chữ Nguyễn Trãi). Trong bài này Nguuyễn Trãi đã dùng từ văn chương ca tụng công nghiệp khai sáng của vua Lê. Lời lẽ trong bài “Bình Ngô Đại Cáo” hùng hồn, sắc bén nêu cao hùng khí của người xưa về tinh thần bất khuất của dân tộc ta. Đọc văn trong bài này, hậu thế lấy làm hãnh diện cảnh vinh quang của đất nước và lấy làm hứng khởi. Dưới đây là bài dịch “Bình Ngô Đại Cáo” ra Quốc âm của cụ Ưu Thiên Bùi Kỷ, bản dịch này được xem là hay nhất, và đã dịch sát nguyên bản Hán văn, với những câu chính xác:
Tường mảng:
Việc nhan nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phát chỉ vì khử bạo. Như nước Việt ta từ trước vốn xưng văn hiến đã lâu. Sơn hà cưong vực đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập, cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương. Dẫu cường nhược có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung sợ uy mất vía; Triệu Oai nghe tiếng giật mình. Cửa Hàm Tử giết tươi Toa Đô, sông Bạch Đằng bắt sống Ô Mã. Xét xem cổ tích đã có minh trưng. Vừa rồi: Vì họ Hồ chính sự phiền hà, để trong nước nhân dân oán hận. Quân trưng cường Minh đã thừa cơ tứ ngược, bọn gian tà bán nước cầu vinh, con đỏ xuống hầm tai vạ. Chước dối đủ muôn nghìn khoé, ác chứa ngót hai mươi năm. Bại nhân nghĩa nát cả càn khôn, nặng khoá liễm vét không sơn trạch.
Nào lên rừng đào mỏ, xuống biển mò châu, nào hố bẫy hươu đen, nào lưới dò chim trả. Tàn hại cả côn trùng, thảo mộc, nheo nhóc thay! Quan quả điên liên. Kẻ há miệng, đứa nhe răng, máu mở bấy! nô nê chửa chán; nay xây nhà mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa. Nặng nề những nỗi phu phen, bắt bớ mất cả nghề canh cửi. Độc ác thay! trúc rừng không ghi hết tội, dơ bẩn thay nước bể không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất tha cho, ai bảo thần nhân nhịn được.
Ta đây:
Núi Lam Sơn khởi nghĩa, chốn hoang dã nương mình. Ngắm non sông thêm nỗi thế thù, thề sống chết cùng quân nghịch tặc? Đau lòng, nhức óc, chốc là mười mấy nắng mưa, nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối. Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh, ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ. Những trằn trọc trong cơn mộng mị, chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi. Vừa khi cờ nghĩa dấy lên, chính luc quân thù đang thịnh. Lại ngặt vì tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu. Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần, nơi duy ác thiếu người bàn bạc. Đôi phen vùng vẫy, vẫn đăm đăm con mắt dục đông; mấy thuở đợi chờ, luống đằng dẳng cổ xe hư tả. Thế mà trông người đều vắng ngắt, vẫn mịt mù như kẻ vọng dương, thế mà tự ta, ta phải lo toan, thân vội vã như khi chửng nịch. Phần thì giận hung đồ ngang dọc, phần thì lo quốc bộ khó khăn. Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần, khi Khôi Huyên quân không một đội. Có lẽ trời muốn trao cho gánh nặng, bắt phải trải qua bách chiến thiên ma, cho nên ta cố gắng gan bền, chấp tất cả nhất sinh thập tử. Múa đầu gậy ngọn cở phất phới, ngóng văn nghê bốn cõi đan hồ, mở tiệc quân chén rượu ngọt ngào khắp trong tướng sỹ một lòng phu tử. Thế giặc mạnh, ta yếu mà ta địch nổi, quân giặc nhiều ta ít, mà ta được luôn.
Dọn hay:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhan mà thay cường bạo. Trận Bồ Đằng sấm vang sét dậy, miền Trà Lân trúc phá tro bay. Sỹ khí đã hăng, quân Thanh càng mạnh, Trấn Trí, Sơn Thọ mất vía chạy tan, Phương Chính, Lý An tìm đường trốn tránh. Đánh Tây kinh phá tan thế giặc, lấy Đông Đô thu lại cõi xưa. Dưới Ninh Kiều máu chảy thành sông, bến Tuỵ Động xác đầy ngoài nội. Trần Hiệp thiệt mạng, Lý Lan lại phơi thây. Vương Thông hết cấp lo lường, Mã Anh khôn đường cứu đỡ. Nó đã trí cùng lực kiệt bó tay không biết tính sao, tay đây mưu phật công tâm, chẳng đánh mà người chịu khuất. Tưởng nó đã thay lòng đổi dạ, biết lẽ tới lui, ngờ đâu còn kiếm cớ, kiếm phương, gây mầm tội nghiệt. Cậy mình là phải chỉ quen đổ vạ cho người, tham công một thời, chẳng bỏ bày trò dở duốc. Đến nỗi đứa trẻ con như Tuyên Đức