Wednesday, October 14, 2009

MỘT THOÁNG XUÂN ĐÀI

Nguyễn Đắc Tấn
Lâu lắm rồi tôi trở lại Xuân Đài
Vẻ đẹp hoang sơ làm ngẩn ngơ lòng lữ khách
Thuyền ẩn hiện như bơi trong chảo ngọc
Nước vịnh chiều thu xanh ngắt một màu
Phóng mắt tầm xa thấp thoáng cảng Tiên Châu
Nhìn cánh hải âu đang tô màu Hòn Yến
Vũng Lắm, vũng La, vũng Chào lưu luyến.
Nhìn Cù Lao ông Xá, ngnhe gió hát Ô Loan
Sông Cầu Xanh nhịp đập rộn ràng
Lê thị xã - xứ dừa vui thao thức
Xuân Đài đây rồi ta mơ hay thật
Trên cả tuyệt vời, đẹp quá em ơi!
Nhìn đỉnh Cù Mông xanh tít tận chân trời
Về gành Đá Dĩa xem tiên xếp tiền mở hội
Nghe sóng hát bài ca dâng người mở cõi
Ngắm cảnh chiều hôm trải lụa Xuân Đài
Đón hạt sương đêm gieo ướt bờ vai
Nhìn trùng khơi lên đèn như giải Ngân hà lấp lánh
Phú Yên, Sông Cầu trên đà cất cánh
Vịnh Xuân Đài đẹp tựa trong mơ
Du khách đến đây sẽ khám phá bất ngờ
Một trong những vịnh đẹp của hành tinh ta đó
Đất Phú, trời yên giang tay mở cửa./.

Thursday, October 1, 2009




CÂY TẨM TÊN ĐỘC
ĐIỀU KỲ BÍ CỦA NÚI RỪNG

Mạnh Minh Tâm
Chỉ một vết xước trầy da do ná tên, băng cung có tẩm độc chế ra từ nhựa cây Lon chi ngăng thì chỉ có “trời cứu”. Nó độc còn hơn bị rắn hổ mang cắn. Anh La Chí Cường người chỉ đường tìm cây Lon chi ngăng giải thích.“Tổ tiên người Bana ở đây biết chế ra độc dược này nhưng tới giờ chưa có ai biết chế ra thuốc giải”.
Chuyến leo núi lần ra chứng tích kỳ vĩ “Thạch đạo trên non cao” ở làng Đồng, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân. Nhân kể chuyện về huyền thoại Brăm chi ngăng (tiếng Ba na: Mũi tên độc), anh La Chí Cường người dẫn đường chợt hỏi tôi có muốn biết về loài cây chỉ dùng để lấy nhựa tẩm tên độc? Tôi hứng chí, tò mò theo anh bì bõm, lội xuôi theo con suối Mằng Quân cách chân núi KonClo gần 1 cây số. Hiện ra trước mắt chúng tôi là một cây to cao, phần gốc to bự cỡ 3 người ôm, chiều cao gần cả trăm thước. Từ gốc lên cao trên 2m, xung quanh thân cây là những vết sẹo chằn chịt do những vết dao rạch để lấy nhựa (đồng bào gọi là lấy mủ). Và theo già làng Ma Doãn, đó là những vết rạch có từ trước thời Pháp thuộc tới giờ. Loài cây này tiếng Bana gọi là Lon Chi Ngăng (cây nhựa độc)
Tên độc trừ gấu dữ
Cụ Ma Doãn nay trên 80 tuổi kể lại rằng, thời ông nội ông (cách đây hơn trăm năm) vùng Thồ Lồ này có một con gấu ngựa dữ tợn. Khi gặp người là nó xông vào vật ngã, dày xéo cho đến chết, rồi móc đi đôi mắt. Năm nào dân trong vùng cũng có người chết vì nó. Vì tương truyền rằng, loài gấu ngựa mắt xuôi nên chúng ghét con người có đôi mắt ngang. Một lần ông nội Ma Ngoe - già làng suối Cát đi rừng đốn cây gặp phải nó và ông đã bị chết thê thảm. Ông Ma Bá (cha Ma ngoe) vào rừng tìm thấy xác cha, vác xác cha về làng, gào khóc thảm thiết vì thấy mặt cha không còn đôi mắt. Ngay đêm hôm đó già làng đã tổ chức họp dân bàn cách tiêu diệt con gấu ngựa thành “tinh” này. Ma Bá, tay cung thiện xạ của làng đã xung phong, thề là phải tiêu diệt bằng được con gấu ngựa, trước là để trả thù cha sau là phòng hậu hoạ cho dân làng. Ngày ngày, Ma Bá vác cây cung to, có cánh dài 2 thước, mang sau lưng ống tên tẩm độc, lầm lũi vào rừng sâu. Gần một tuần băng rừng lội suối, lên gềnh, xuống thác, Ma Bá đã tìm ra khu rừng mà con gấu thường đi về, ẩn trú. Ông Bá tìm một cái gộp đá lặng lẽ mai phục. Hôm đó mặt trời vừa đứng bóng, con gấu ngựa màu nâu xám xuất hiện, cách Ma Bá chừng 100 mét. Ông bình tĩnh, nhẹ nhàng giương cung, lắp tên, trườn người ra hét to “Gấu dữ”; con gấu nghe thấy tiếng người lập tức lồng lên, cất vó chân trước, bờm ngựa dựng đứng. Ma Bá đưa cung lên vai, nhắm vào đích nách bên trái con gấu, lãy cò. Khi nghe tên trúng “phập” vào ức trái của gấu, Bá vừa lách người xẹt sang phải thì đã nghe tiếng bay một cái xào, chụp xuống nơi ông vừa đứng bắn. Cứ thế, vừa giương cung, lắp tên, vừa bắn, vừa duy chuyển, xàng qua, lách lại theo kiểu chữ chi. Ông vẫn nghe sau lưng tiếng gầm gừ, bổ nhào chụp đuổi của gấu. Bắn cho đến lúc sờ ống tên sau lưng không còn mũi nào, Ma Bá bèn quăng cung bỏ chạy một mạch về làng. Hôm sau thanh niên cả làng theo Ma Bá vào rừng tìm và đã thấy xác con gấu chết nằm phủ trên cây cung.
Đó là chuyện xảy ra trước thời chống Pháp. Chuyện có thật chứ không phải huyền thoại. Điều kỳ bí là tổ tiên người Bana cũng như các dân tộc anh em Trường sơn – Tây nguyên thời xa xưa họ đã phát hiện và sáng chế ra loại độc dược vô cùng bí hiểm; trong khi đó họ không hề biết về hoá học, thí nghiệm...là gì?
Nguy cơ thất truyền
Dù trong làng có nhiều người biết cây Lon chi ngăng là loài cây có nhựa độc. Nhưng công thức bào chế thì không phải ai cũng biết. Hiện nay tại làng Đồng, xã vùng cao Phú Mỡ chỉ còn duy nhất ông Ma Thìn, năm nay đã trên 60 tuổi - người giữ bí truyền các thành phần chế ra loại độc dược này. Ông Thìn cho biết: “Nhà tôi 3 đời truyền cho nhau bài thuốc dùng cây lá rừng để chữa bệnh, nhưng bài thuốc tẩm tên độc thì trong nhà dù đông con nhưng không phải người nào cũng được học cách làm. Ông tôi truyền lại cho cha tôi, cha tôi truyền lại cho tôi như cách truyền võ nghệ. Vì nó là thuốc độc chết người nên phải phòng người ở ác, lòng dạ hẹp hòi, sử dụng nó để “trả thù vặt”. Những người được chọn để truyền cách bào chế độc dược phải là người rộng lượng, tốt bụng, biết thương người. Khi tôi theo cha làm thuốc, ông luôn miệng dặn đi, dặn lại: Chỉ dùng nó để săn bẫy thú dữ, giết giặc giữ làng. Nhất nhất không được dùng nó để hại người”. Ông Thìn nói thêm, cây Lon chi ngăng chỉ là một thành phần chính, riêng nhựa của nó thì không làm chết người. Vì dân làng có người dùng nhựa của nó để chữa chứng đau bụng. Muốn chế được chất “cực độc”, đúng độ phải mất nhiều ngày vào rừng sâu tìm thêm một vài loài bò sát có nọc độc rồi phối lại, ngâm với nước tiểu đựng trong ống tre nứa sắp mục thối ở rừng, ngâm trong nhiều ngày nó mới thành độc.
Ông Thìn đã bỏ việc bào chế thuốc từ 03 năm nay. Nhà ông có 3 người con trai nhưng dứt khoát ông không truyền chỉ cho ai biết. Vì ông cho rằng: “Ngày trước, chế ra độc dược để săn bẫy thú dữ, chống giặc ngoại xâm bảo vệ dân làng. Ngày nay, thú rừng không đủ cho súng đạn lâm tặc săn bắt thì mình chế thuốc này để làm cái gì nữa?!...”. Bài thuốc độc dược có lẽ sẽ bị thất truyền từ đây. Và loài cây Lon chi ngăng vẫn được dân làng bảo tồn như một chứng tích lịch sử về tinh thần lao động sáng tạo và sự kỳ bí núi rừng của các dân tộc miền núi Phú Yên./.

- ảnh 1. Ông la chí cường và gốc cây Lon chi ngăng.
- ảnh 2: Ông Ma Thìn người nắm công thức bào chế độc dược.
- ảnh 3: Chiều cao cây Lon chi ngăng






Friday, September 4, 2009


Thursday, August 13, 2009







VỀ NGUỒN
Đắc Tấn
Lâu lắm rồi nay ta trở lại Trường sơn
Những kỷ niệm xưa bồi hồi thức dậy
Con đường cũ, trạm giao liên xưa đâu còn thấy
Rừng trải màu xanh, mây trắng lưng đèo
Giữa đại ngàn suối chảy nước trong veo
Dòng A Vương vẽ đường viền chân núi
Trước mắt ta kìa A Sầu, A Lưới
Đường Hồ Chí Minh đẹp tựa trong mơ
Cầu Đắk Nông nối nhịp đôi bờ
Đưòng Huyền thoại - Trường Sơn nối liền Nam Bắc
Bùi ngùi chợt nghĩ con đường này ai còn, ai mất?
Mười sáu năm khốc liệt chiến tranh
Nhớ những chuyến gùi, thồ vượt đỉnh Trường Sơn
Người bám trụ mở đường để xe nhanh ra tiền tuyến
Quên sao được những trận B52 đất trời rung chuyển
Lạc muối, đói cơm, nắng lửa, mưa dầu
Phóng tầm nhìn xem bóng hình đồng đội ở nơi đâu?
Có nhận ta về thăm con đường xưa máu lửa
Nghi ngút hương trầm trước Nghĩa trang Trường Sơn ta hứa
Không phụ lòng đồng đội đã anh dũng hy sinh
Ta đến bên Tượng đài Chiến thắng Khe Sanh
Nghe đồng đội hát bài ca chiến thắng
Đường chín, Tà Cơn, Làng Vây đất trời tĩnh lặng
Nghe lại câu hò bến nước Hiền Lương
Quảng Trị, Đông Hà, Thạch Hãn biết mấy yêu thương
Còn vang mãi bài ca “Mùa hè đỏ lửa”
Tạm biệt đồng đội thân thương, lòng đau, lệ ứa
Tiễn ra về, bia mộ cũng ngoảnh mặt nhìn theo
Cho đến khi xe qua khuất dưới lưng đèo
Ta nhìn lại phía sau đường Hồ Chí Minh rực sáng./.



HÃY BIẾT ƠN ĐỜI


Có một cô gái rất hận đời vì cô bị mù. Cô thù ghét mọi người, trừ người bạn trai của mình. Anh luôn ở bên cô và chăm sóc cô chu đáo.
- Cô nói với anh: “Chỉ cần được sáng mắt là em lấy anh làm chồng ngay”
Một ngày kia, có người tặng cho cô đôi mắt. Khi tháo băng cô thấy được mọi thứ, kể cả anh bạn trai yêu dấu của cô.
- Anh hỏi cô: “Bây giờ thấy được rồi, em sẽ lấy anh chứ!”
Cô gái nhìn anh bạn của mình và cô bàng hoàng khi thấy anh bị mù. Cô không hề trông đợi điều này. Cô khiếp sợ khi nghĩ đến cảnh phải trông thấy đôi mắt hõm và nhắm nghiền của anh suốt quãng đời còn lại của mình và cô từ chối lấy anh.
Anh bạn trai của cô đau khổ bỏ đi và vài ngày sau cô nhận được vài chữ của anh dặn dò như sau:
“Em yêu, hãy chăm sóc cẩn thận đôi mắt của em nhé, vì trước khi là của em, cặp mắt ấy là của anh”.
Thái độ của con người sau khi thay đổi cuộc sống thường là như thế. Chỉ có một số ít nhớ lại tình trạng trước đây của mình như thế nào, và ai là người luôn ở cạnh mình trong những lúc đau khổ nhất.
Đời là một quà tặng. Hãy biết ơn đời!
- Hôm nay trước khi nói điều gì không hay, bạn hãy nghĩ đến những người không thể nói được.
- Trước khi kêu ca thức ăn mặn hay nhạt hãy nghĩ đến những người không có gì để ăn.
- Trớc khi than thở về chồng hay vợ hãy nghĩ đến những người đang than khóc, xin cho được một người bạn đồng hành.
- Trước khi than vãn cuộc đời hãy nghĩ đến những người đã lìa đời quá sớm.
- Trớc khi than phiền về con cái hãy nghĩ đến những người mong muốn có con nhưng lại vô sinh.
- Trước khi phàn nàn về nhà cửa dơ bẩn bừa bãi hãy nghĩ đến những người phải sống ngoài đường.
- Trước khi phàn nàn vì phải lái xe đi xa quá, hãy nghĩ đến những người phải lội bộ cũng một quãng đường như thế.
- Khi mệt nhọc và ta thán về công việc, hãy nghĩ đến những người không có việc làm, những người khuyết tật, và nhữg người chỉ mong có được một công việc như bạn.
- Trước khi nghĩ đến kết tội hoặc lên án một ai, hãy nhớ rằng không một người nào trong chúng ta là vô tội.
- Và khi những tư tưởng ếm thế làm cho bạn chán nãn, hãy tươi nét mặt lên và nghĩ rằng: Bạn vẫn đang còn sống!



NƯỚC MẮT ĐÀN BÀ

Một bé trai hỏi mẹ: “Tại sao mẹ khóc?”
“Vì mẹ là đàn bà” bà ấy trả lời.
“Con không hiểu”, bé nói.
Người mẹ ôm siết chặt con và nói:
“Và không bao giờ con hiểu nổi”

Sau đó bé trai theo hỏi người cha:
“Tại sao mẹ lại khóc?”
“Tất cả đàn bà đều khóc không lý do”
Đó là tất cả những gì mà người cha có thể nói với bé.

Khi trưởng thành người thanh niên hỏi Thượng Đế:
Thưa Ngài, tại sao người phụ nữ lại có thể khóc một cách dễ dàng đến thế?”
Và Thượng Đế trả lời:
“Khi ta tạo đàn bà, họ phải đặc biệt:
Tạo ra đôi vai đủ mạnh để có thể gánh vác sức nặng của thế giới...
Và khá dịu dàng để nó được thỏa mái.
“Ta đã ban cho họ sức mạnh để tạo ra sự sống, và sức mạnh để chấp nhận sự chống đối thường đến từ con cái”
“Ta đã ban cho họ sức mạnh để tiếp tục khi mà tất cả đã bỏ cuộc. Sức mạnh để chăm sóc gia đình dù bệnh tật và mệt mõi”
“Ta đã ban cho họ sự nhạy cảm để yêu thương ccs con, một tình yêu vô điều kiện, ngay cả khi chúng làm họ rất đau khổ”.
“Ta đã ban cho họ sức mạnh để chịu đựng những lỗi lầm của chồng và vẫn luôn sát cánh với chồng không hề suy yếu”
“Và cuối cùng, ta đã ban cho họ những giọt nước mắt trào tuôn khi họ cảm thấy cần thiết”.
“Con thấy không, Ssắc đẹp của người phụ nữ không tùy thuộc vào lối phục sức, diện mạo hay trong cách chải tóc. Sắc đẹp của người phụ nữ thể hiện trong đôi mắt của họ. đó là cánh cửa của tâm hồn, nơi mà tình yêu đang ngự trị. Và thường con có thể cảm nhận được trái tim của họ qua những giọt nước mắt.
Xin hãy gưỉư thông điệp này đến tất cả những người phụ nữ đã lưu lại một dấu ấn trong đời bạn bằng cách này hay cách khác...
Hãy tiếp tục khuyến khích lòng tin của những phụ nữ khác! Cho họ biết là tất cả phụ nữ đều đẹp.
Đến những người đã mang nụ cười đến cho bạn lúc cần nhất...
Đến những phụ nữ đã giúp bạn thấy mặt tốt của sự việc trong khi bạn chỉ thấy mặt xấu của nó...
Đến những người phụ nữ mà bạn muốn nói rằng: Bạn tri ân tình ban của họ biết bao nhiêu... Hoặc đơn giản chỉ là...cảm ơn để cho bạn nhận diện được... một thế giới tốt đẹp hơn...
Tp Tuy Hòa, ngày 29/6/2009
Mạnh Minh Tâm



Bác sĩ tốt nhất
LÀ BẢN THÂN MÌNH
Bác sĩ Hồng Chiêu Quang là Phó Chủ nhiệm, ủy viên tư vấn, chuyên gia tim mạch của Bộ Y tế Trung Quốc. Ông có những nhận xét sâu sắc về sức khỏe con người. Xin giới thiệu bài nói chuyện của bác sĩ về các bệnh tim mạch đối với người cao tuổi.
Bác sĩ Hồng Chiêu Quang nói:
Bác sĩ tốt nhất là bản thân mình, tâm tình tốt nhất là yên tĩnh. Vận động tốt nhất là đi bộ, đạm bạc, yên tĩnh mà sống tốt hơn dùng thuốc. Hãy quên đi quá khứ, không quá chú ý đến hiện tại, hưởng thụ hết ngày hôm nay, hướng vọng về ngày mai tươi đẹp!
Tuổi thọ con người ít nhất là 100, dài nhất là 175 tuổi, tuổi thọ được thừa nhận là 120 tuổi. Vậy ta phải sống như thế nào đây để 70, 80 tuổi không có bệnh, sống đến 90 tuổi vẫn còn khỏe, không có bệnh. Mọi người đều phải khoẻ mạnh đến 100 tuổi, đó là quy luật bình thường của sinh vật. Đáng sống được đến 120 tuổi mà nhiều người chỉ được hưởng 70 tuổi, như vậy là chết sớm 50 năm. Thậm chí có người mới 40 tuổi đã mắc bệnh này, bệnh nọ, phải chữa trị tốn rất nhiều tiền bạc nhưng rồi vẫn chết sớm, hoặc dai dẳng nằm trên giường bệnh hàng năm... là hiện tượng phổ biến hiện nay.
Qua điều tra ở Bắc Kinh, học sinh tiểu học mà các cháu đã có chứng cao huyết áp, ở trung học đã có cháu bị xơ cứng động mạch rồi. Vì vậy hôm nay chúng ta cần thảo luận kỹ xem vấn đề này.
Vì sao hiện nay nền kinh tế phát triển, tiền có nhiều, mức sống vật chất nâng cao mà có nhiều người lại chết nhanh đến vậy? Có người cho rằng sự phát triển các bệnh tim mạch, cao huyết áp, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, ung thư, đái tháo đường tăng nhiều do kinh tế phát triển, do đời sống sung túc tạo nên. Tôi nói rằng không phải như vậy, mà chính do nguyên nhân thiếu hiểu biết về sức khỏe. Kinh nghiệm ở Mỹ cho thấy, người da trắng so với người da đen thì người da trắng tiền nhiều, sinh hoạt vật chất tốt hơn, nhưng các loại bệnh nói trên thì người da trắng mắc phải ít hơn, tuổi thọ trung bình của họ cao hơn. Xét trên góc độ khác, giới lao động trí óc được mệnh danh là người "cổ áo trắng" có địa vị cao, thu nhập cao, nhưng họ mắc bệnh tim mạch, rối loạn nội tiết ít, tuổi thọ cao hơn người "áo cổ xanh”? Đó là vì mức độ được giáo dục về sức khỏe, văn minh tinh thần, hiểu biết về vệ sinh, cách thức tu dưỡng sinh phòng ngừa bệnh của các loại người này khác nhau.
Vì vậy cần phải khẳng định rằng việc tuyên truyền giáo dục kiến thức vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ trong thời đại mới cần phải được đẩy mạnh nhiều hơn nữa.
Bây giờ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta chủ yếu là bệnh gì? Bệnh tim, mạch máu đứng hàng đầu. Các chuyên gia ngành y thế giới dự đoán rằng hoàn toàn có thể giảm hẳn số người chết vì bệnh tim mạch nếu như làm tốt việc dự phòng.
Bác sĩ Trọng Đào Hằng đã có lần nói rằng: Rất nhiều người chết không phải vì bệnh nặng mà chết vì sự thiếu hiểu biết về giữ gìn sức khoẻ.
Có một trường hợp là: Có một bệnh nhân mắc bệnh tim, bác sĩ yêu cầu phải tránh nóng vội, không được dùng sức một cách đột ngột. Về nhà cần bê dọn sách, nếu mỗi lần bê dăm ba cuốn thì chẳng sao, nhưng ông ta bê từng bó hàng chục cuốn, quá sức tim ngừng đập, nhờ kịp thời làm hô hấp nhân tạo nên tim mới đập trở lại, nhưng não thì đã bị chết vì thiếu máu nên nhiều chức năng không hoạt động trở lại nữa, biến thành người "thực vật'? Có một người khác mua một xe củi để ở tầng 1 rồi tự chuyển lên tầng 3.
Nếu chuyển nhẹ 5, 3 cây một lần thì không sao, đằng này muốn nhanh vác một lúc 20, 30kg nên bị trụy tim phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Để cứu sống mạng người bác sĩ yêu cầu tiêm thuốc biệt dược trợ tim mạch, mỗi mũi tiêm 2.000 USD, nhờ thuốc tốt nên tim và mạch máu hoạt động trở lại, phải điều trị tốt cho khỏi. Đến khi ra viện phải thanh toán viện phí hết 8.000 USD. Một giá phải trả quá cao do sự không hiểu biết rằng đối với người cao tuổi thì không nên làm việc quá sức mình.
Các nhà khoa học của chúng ta thường nhắc đến một câu sau: người cao tuổi cần chú ý "3 cái 1/2 phút và 3 cái 1/2 giờ”. Làm được hai câu trên không tốn một xu, mà cứu được nhiều người khỏi cái chết đột ngột. Vì sao họ chết quá đột ngột như vậy? Vì ban đêm họ dậy đi tiểu tiện nhanh quá làm cho não bị thiếu máu, làm chóng mặt mà bị ngã, thậm chí làm cho tim ngừng hoạt động và não bị chết luôn. Thực hiện 3 cái 1/2 phút, khi đã bỏ chân xuống giường cần phải chờ thêm 1/2 phút nữa mới từ từ đứng dậy để đi vệ sinh. Nhờ vậy tránh được hiện tượng não bị thiếu máu, lại vừa bảo vệ được tim không co bóp quá sức, tránh được nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bị trụy tim dẫn đến tử vong.
Còn 3 cái 1/2 giờ là gì? Tức là sáng ngủ dậy đi bộ hoặc tập thái cực quyền dưỡng sinh 1/2 giờ, buổi trưa nằm ngủ 1/2 giờ, đến bữa tối lại dành 1/2 giờ đi bộ nhẹ nhàng để có một giấc ngủ ngon. Có người cho rằng bây giờ khoa học kỹ thuật cao siêu bị bệnh gì cũng có thuốc chữa khỏi. Xin nói rằng muốn chữa bệnh phải tốn nhiều tiền vô kể. Y học hiện đại chỉ có thể phục vụ chữa bệnh nặng cho một số rất ít người, còn đối với số đông thì dùng biện pháp dự phòng là chủ yếu. Thí dụ, muốn khống chế bệnh cao huyết áp, cách tốt nhất là mỗi ngày uống một viên thuốc hạ áp do bác sĩ chỉ định để giảm lượng máu tràn dần vào não. Nếu một khi máu từ từ tràn ngập não thì vô cùng phức tạp, phải hết sức khó khăn mới mở sọ não rút được máu ra, đồng thời phải chấp nhận hậu quả bán thân bất toại suốt đời. Phương pháp phòng ngừa này chẳng khó khăn gì cả mà đã làm cho nhiều người khỏi chết, giảm được rất nhiều sự cố bất ngờ. Cho nên có thể kết luận rằng thuốc men và thiết bị y tế hiện đại không bằng phòng bệnh. Người cao tuổi càng phải coi trọng phòng bệnh là chính.
Đến đây cần nói một điều quan trọng, tức là vấn đề quan niệm. Quan niệm cần phải được chuyển biến. Chúng ta nhận thức một cách đầy đủ rằng bây giờ có nhiều loại bệnh xét đến cùng là do phương thức sinh hoạt không văn minh tạo ra, nếu như chúng ta kiên trì lối sống văn minh thì có thể không mắc bệnh, ít mắc bệnh.
Khái quát lại chỉ có một câu, 16 chữ "Thức ăn phù hợp, vận động vừa sức, bỏ thuốc, bớt rượu, cân bằng tâm trạng". Với câu 16 chữ này có thể làm giảm 55% người mắc bệnh cao huyết áp, xuất huyết não, giảm 75% bệnh nhồi máu cơ tim, 50% bệnh tháo đường, 1/3 bệnh ung thư và bình quân kéo dài tuổi thọ 10 năm trở lên mà không phải tốn thêm bao nhiêu tiền, do đó cách giữ gìn sức khỏe hàng ngày thực đơn giản mà hiệu quả thì vô cùng to lớn.
Vì sao nói quan niệm phải chuyển biến? Năm 1981 tôi sang Mỹ, chuyên nghiên cứu y học dự phòng do giáo sư Stamny hướng dẫn. Năm 1983 ông dẫn tôi đến tham quan và dự hội nghị tại Công ty Điện lực phía tây Chicago nước Mỹ. Lúc cùng ngồi ăn trưa, ông chủ Công ty nói là hôm nay trong hội nghị chúng tôi có trao tặng thưởng cho tất cả những ai trong Công ty từ 55 đến 65 tuổi, đang làm việc hay đã về hưu mà trong 10 năm qua không bị bệnh lần nào. Mỗi người được thưởng 1 chiếc áo sơ mi dài tay, một cái vợt đánh bóng tennis và một phong bì lãnh tiền thưởng. Đây chẳng qua chỉ là phần thưởng tượng trưng nhưng tất cả mọi người đều vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Lúc về tôi nghĩ lại thấy nhà tư bản Mỹ thật là khôn ngoan quá! 10 năm công nhân viên chức không bị đau ốm đã khiến họ tiết kiệm được mấy chục triệu tiền thuốc men, viện phí, còn phần mà họ chi tặng chẳng đáng là bao! Nhớ lại buổi tham quan càng không lấy gì làm lạ là công ty này có nào là bể bơi hiện đại, nhà tập thể thao đồ sộ, sân bóng tennis và 4, 5 các sân bóng khác, tạo thuận lợi cho mọi người rèn luyện thân thể, phòng chống bệnh tật rất hiệu quả. Khi trở về nước, nhận thấy ngay ở Bắc Kinh, các chủ tịch công đoàn, các bí thư chi bộ của chúng ta cứ mỗi ngày tết, ngày lễ là bận rộn đến bệnh viện, đến nhà thăm và tặng quà cho các đồng chí ốm yếu, tôi hoàn toàn không phản đối việc làm này vì đây là sự thể hiện tình cảm cách mạng cao cả rất đáng duy trì và phát huy mãi mãi. Vấn đề là cũng cần khích lệ những người có thành tích giữ gìn sức khoẻ để phục vụ công tác tốt chứ. Người quản lý cần biết chi tiêu cho việc giữ gìn sức khoẻ để giảm thiểu việc phải chi tiêu cho việc chữa bệnh. Theo tính toán của chuyên gia y tế thì đối với bệnh tim mạch, nếu chi một đồng cho việc dự phòng có thể tiết kiệm được 100 đồng phải chi cho việc chữa trị nó. Hiệu quả này vừa đúng với xã hội mà cũng đúng với từng gia đình. Tôi đã làm một cuộc khảo sát ở nông thôn Bắc Kinh. Đến thăm một gia đình nông dân làm ăn rất thành đạt trong thời kỳ đổi mới, mỗi năm thu nhập khoảng 6.000 USD nên dám mua cho con trai một chiếc ô-tô để đi lại làm ăn, nhà có 7 nhân khẩu. Khi vào nhà khảo sát cụ thể, tôi mới phát hiện ra là cả nhà dùng chung một chiếc bàn chải răng và họ cho rằng như thế là đủ!
Kiểm tra sức khoẻ, tôi phát hiện trong 7 người đã có 4 người mắc bệnh cao huyết áp. Thực tế là vệ sinh răng miệng có thể làm giảm rất nhiều bệnh, thí dụ: xơ cứng động mạch, cao huyết áp, các bệnh về tim. Tại nước ngoài vệ sinh răng miệng được coi là quan trọng hàng đầu. Tổ chức y tế thế giới cũng đã nhiều lần nhắc đến tầm quan trọng đặc biệt của vệ sinh răng miệng đối với sức khoẻ con người. Cho nên quan niệm cần phải được chuyển biến, từ trị bệnh sang phòng bệnh.
Bây giờ nói về tại sao nhiều người mắc bệnh xơ cứng động mạch, đái tháo đường? Mắc các chứng bệnh này là do hai nhóm nguyên nhân: nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Nguyên nhân bên trong là cơ quan di truyền còn nguyên nhân bên ngoài là những yếu tố hoàn cảnh sinh hoạt. Sự tác dụng lẫn nhau giữa nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài làm cho ta mắc bệnh. Trước hết nói đến nguyên nhân bên trong là "di truyền nó chỉ là một xu hướng. Nếu cả bố lẫn mẹ đều mắc bệnh cao huyết áp thì có 45% con sinh ra mắc phải bệnh đó nếu hai bố mẹ có một người cao huyết áp thì 28% con sinh ra mắc bệnh cao huyết áp; nếu cả cha lẫn mẹ đều không mắc bệnh này thì con đẻ ra cũng không bị mắc bệnh cao huyết áp, nếu có chỉ chiếm 3,5%. Vì thế chúng ta nói rằng, di truyền chỉ là một xu hướng. Nếu một đứa trẻ sơ sinh đã có lượng Cholesterol trong máu cao hoặc chỉ mới vài tuổi đã bị cao huyết áp thì đó là những trường hợp do di truyền. Anh A ăn nhiều thịt mỡ thì tăng mỡ trong máu hoặc mắc bệnh nhồi máu cơ tim, còn anh B thường xuyên ăn thịt nhưng không thấy mắc những bệnh tim mạch, ấy là vì yếu tố di truyền của họ khác nhau.
Nếu nhìn bề ngoài, người này so với người kia cao thấp, béo gầy có khác nhau nhưng chênh lệch không lớn lắm, còn về tác động của trạng thái tinh thần đến sinh lý thì trái lại có thể khác biệt nhau rất lớn. Lấy thí dụ khi nổi giận, đối với ông A thì mặt đỏ lừ, tim đập mạnh, huyết áp tăng rất cao, còn đối với ông B thì khác, tim không đập nhanh, huyết áp cũng không tăng nhưng dạ dày thì đau thắt lại, thậm chí chảy máu hoặc thủng dạ dày. Cũng gặp trường hợp nổi nóng, nhưng ông C lại phát bệnh tháo đường hoặc lượng đường trong máu tăng cao vọt lên; ông D lại hoàn toàn khác, huyết áp, tiểu đường cũng như dạ dày chẳng bị ảnh hưởng gì cả, nhưng lại phát ung thư trên một vài bộ phận nào đó. Trong khoa của tôi có một lão bệnh nhân 60 tuổi, trước đây rất khỏe mạnh chẳng hề phát hiện có bệnh gì cả. Gần đây, một hôm về tới nhà thì nghe cậu con trai độc nhất năm nay 25 tuổi lại sắp cưới vợ vừa bị tai nạn giao thông tuy không chết nhưng vì bánh xe đè ngang cổ làm đứt hết toàn bộ dây thần kinh qua cổ khiến cho tứ chi không cử động được, làm việc được, suốt đời phải có người hầu hạ, trên mình phải đeo 7 cái ống dẫn bài tiết. Phí chữa bệnh lại càng kinh khủng: cứ 3 ngày mất 1.200 USD. Gặp phải tai nạn "trời giáng" đó ông lão không ăn được mà uống cũng không trôi mấy ngày liền. Người nhà đưa vào viện, làm siêu âm phát hiện ngay thực đạo có một cái u lớn chèn ngang cổ họng, muốn cứu sống phải lập tức mổ để cắt đi. Khi mổ u cổ, bác sĩ còn phát hiện trong dạ dày còn có 2 u khác. Thế là sau ca mổ lớn này, ông già kiệt sức và chết trước đứa con trai bại liệt suốt đời.
Trong "Cách mạng văn hóa" cũng có vô số trường hợp chứng minh sự tác động tiêu cực của nguyên nhân bên trong đến bệnh tật. Nhưng cũng chứng minh rằng nguyên nhân bên trong không đóng vai trò chủ yếu sinh bệnh, nhất là các bệnh mãn tính, nó chỉ chiếm 20%, còn 80% là do các nguyên nhân bên ngoài gây ra. Do đó, có thể điều tiết các nguyên nhân bên ngoài bằng một lối sống khoa học để giảm bệnh và chúng ta có thể khẳng định rằng chìa khóa của sức khỏe nằm trong tay mỗi chúng ta. Có thể khái quát nguyên nhân bên ngoài thành 4 câu ngắn gồm 16 chữ như đã nói ở phần trên. Trước hết, ta nói về hòn đá tảng đầu tiên của sức khỏe - thức ăn phù hợp. Ai cũng cần phải ăn mới sống được. Dùng thức ăn phù hợp làm ta không quá béo cũng không quá gầy, lượng mỡ trong máu không cao cũng không thấp, máu không quá đặc mà cũng không quá loãng. Chế độ ăn phù hợp cũng có thể khái quát thành 2 câu 10 chữ.

Câu thứ nhất. 1, 2, 3, 4, 5. Câu thứ hai là: đỏ, vàng, xanh, trắng, đen.
Thực hiện được như vậy chúng ta sẽ có chế độ ăn rất có lợi cho sức khỏe, giảm bệnh mà không cần tốn nhiều tiền.
Thế nào là 1?: Mỗi ngày uống 1 túi sữa: 100-200ml. Chế độ ăn truyền thống của người châu Á có nhiều ưu điểm, nhưng có một nhược điểm là thiếu canxi. Do đó người Trung Quốc có đến 99% thiếu canxi cho cơ thể dẫn đến hậu quả đau, mỏi xương, càng già càng lùn thấp, dễ bị gãy xương,... Tính trung bình mỗi ngày mỗi người còn thiếu 300mg canxi (tức là thiếu khoảng 1/3 nhu cầu canxi cho cơ thể). Người Nhật có một bí quyết là “một túi sữa bò làm cho dân tộc được vươn cao bằng người Âu, Mỹ”. Hơn nữa sữa còn giúp phát triển trí tuệ, óc thông minh, tăng sức đề kháng, chống các bệnh viêm nhiễm. Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm tại một cô nhi viện và đã thu được kết quả khả quan.
Nếu uống sữa tươi lúc đầu chưa quen thì tập dần hoặc thay bằng sữa chua hoặc sữa đậu nành (hàm canxi trong sữa đậu nành chỉ bằng 1/2 trong sữa bò). Những cha mẹ thương chiều con trẻ mà có điều kiện thì nên thực hiện ngay cách này thay vì cách cho con ăn các thứ mỹ vị, nhân sâm... bổ phẩm đắt tiền mà đôi khi có hại.
Thế nào gọi là 2: Mỗi ngày bạn chỉ ăn 200g chất bột. Hạn chế lượng chất bột là biện pháp tốt nhất để giảm béo, tức là làm giảm các tai biến về bệnh tim mạch. Các nhà khoa học đã tổng kết ra 1 câu sau đây: “uống canh trước khi ăn cơm thì dáng người thon thả, nhanh nhẹn và khỏe mạnh”. Người ở miền bắc Trung Quốc có thói quen “Cơm trước canh sau”, còn người ở miền nam gầy hơn và khỏe chắc hơn. Giải thích rằng uống canh trước do phản xạ của não khiến sự ham muốn ăn giảm, chúng ta sẽ ăn ít hơn lượng ăn bình thường, tốc độ ăn chậm lại và cuối cùng dạ dày khỏi bị căng quá.
Thế nào gọi là 3? Chỉ ăn 3 phần albumin (chất do thịt và trứng cung cấp, nên hạn chế ăn bằng 1/3 lượng bình thường). Không ăn thịt và trứng thì không được, nhưng ăn thoải mái thì lại rất có hại cho người cao tuổi, nếu ăn càng nhiều thì chết càng nhanh. Cũng cần phân biệt: Cá thì lại là thức ăn rất tốt cho người cao tuổi đặc biệt là đối với nữ giới. Ngoài cá ra, đậu vàng (tức là đậu tương) và các chế phẩm của nó rất chú trọng dùng nhiều để thay cho dùng thịt và trứng của động vật .

4 có nghĩa là gì? Đó là 4 câu 4 chữ sau đây: có thô có mềm, không ngọt không mặn, ngày 4-5 bữa ăn, ăn vừa 70 đến 80%. Cụ thể là nên ăn cơm gạo lứt, ngô bung, khoai lang luộc, mỗi tuần 1-2 bữa cháo loãng. Nên ăn thêm 1-2 bữa phụ hằng ngày.
Sau đây nói thêm về ăn 70 đến 80% có nghĩa là không nên ăn 100% hoặc quá no. Cổ kim trong ngoài đều thừa nhận rằng hàng trăm cách dưỡng lão nhưng chỉ có một cách tốt nhất, đó là thực hiện thường xuyên "chế độ ăn hãm nhiệt lượng thấp, hay nói một cách khác là chế độ ăn 70 đến 80%, tức là hãy đặt chén xuống khi vẫn còn muốn ăn thêm tí chút nữa. Tại Mỹ đã làm thí nghiệm đối chứng trên 32 nhóm khỉ, kết quả chứng minh rất rõ điều này (lược) và họ khuyên người già cố gắng thực hiện 2 điều: một là không ăn no hoặc quá no và hai là nên tự đi bộ lên cầu thang, hạn chế dùng thang máy để giảm thiểu bệnh tháo đường, nhồi máu cơ tim, xơ cứng động mạch vành, cao huyết áp...
5 nghĩa là gì? Mỗi ngày ăn chừng 500g rau xanh và quả chín. Bệnh khổ nhất cho đời người bệnh là ung thư đến thời kỳ cuối, ăn nhiều rau quả tươi có thể giảm được 50% bệnh ung thư. 500g rau quả tương đương với 400g rau xanh và 100g quả chín cho mỗi ngày. Đó là nói về 1 , 2, 3, 4, 5.
Bây giờ nói đến đỏ, vàng, xanh, trắng, đen.
Đỏ tức là mỗi ngày ăn sống một quả cà chua chín, đặc biệt là đối với nam giới cao tuổi. Bởi vì chỉ 1 quả cà chua 1 ngày có thể phòng tránh được gần 1/2 bệnh tiền liệt tuyến (viêm hoặc ung thư), khoai lang đỏ cũng có tác dụng tương tự. Ngoài ra, rượu nho đỏ, rượu nếp cẩm (có mầu đỏ tím), cứ uống mỗi ngày 50-100 ml có thể phòng chống bệnh xơ cứng động mạch (nhưng rượu uống quá liều lượng thì không nên). Nếu ai tính tình trầm mặc hay phiền muộn nên ăn 1 quả ớt chín đỏ mỗi ngày cũng rất tốt (nhưng không nên ăn ớt quá cay).
Vàng có nghĩa là gì? Là nên ăn củ có mầu vàng. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy giá trị dinh dưỡng của bữa ăn Trung Quốc rất phong phú, nhưng có thiếu vitamin A và canxi. Thiếu hai chất này trẻ con thường bị phát sốt cao, cảm mạo, viêm amidan, trung niên dễ mắc ung thư, người cao tuổi thường bị đau xương, mờ mắt. Vitamin A thường có nhiều trong cà rốt, dưa hấu, khoai lang đỏ, bí ngô, ngô hạt, ớt mầu đỏ hay nói chung là các loại rau quả có mầu vàng, mầu đỏ (gấc, đu đủ, chuối tiêu, rau rền đỏ, củ cải đỏ). Xanh có nghĩa là gì? Là chè xanh, chúng ta đang dùng nhiều loai chè để uống nhưng nhấn mạnh chè xanh là tốt nhất, nếu chè xanh tươi càng tốt, nhưng đừng uống quá nhiều, quá đậm đặc.
Trắng nghĩa là gì? Là bột yến mạch (được nghiền ra từ lúa mạch). Có người Anh bị mỡ trong máu cao nhưng không dùng thuốc mỗi sáng ngày nào cũng ăn cháo yến mạch hoặc bánh làm bằng bột yến mạch.
Đen là gì? Đó là mộc nhĩ đen. Người Mỹ rất đề cao giá trị phòng bệnh người già của mộc nhĩ. Họ đã phát hiện một cách ngẫu nhiên qua việc ăn món ăn mộc nhĩ trong cửa hàng của Hoa kiều ở Mỹ. Người ta đã khẳng định qua các công trình nghiên cứu khoa học rằng ăn mộc nhĩ làm giảm được độ dính của máu. Do đó ngăn chặn được tắc mạch máu hoặc vỡ mạch máu ở người cao huyết áp, hạn chế được tai biến nhồi máu cơ tim. Ở mức bình thường, mộc nhĩ giúp cho máu lưu thông toàn thân và lên não đầy đủ hơn nên duy trì được trí nhớ tốt hơn và vận hành tốt hơn cho các bộ phận, các giác quan của cơ thể. Ăn mộc nhĩ quả thực là rất tốt, mỗi ngày ăn từ 5-10g, có thể dưới hình thức xào rau, nấu canh, đổ chả trứng...
Có một chủ khách sạn người Đài Loan rất giàu, bị bệnh nhồi máu cơ tim nặng, hầu hết các mạch máu đều bị nghẽn. Bệnh viện chúng tôi đành gửi sang Mỹ để lắp mạch máu nhân tạo. Bác sĩ Mỹ bảo rằng hiện nay có nhiều bệnh nhân đang xếp hàng, nên hẹn 1 tháng rưỡi sau sang điều trị. Khi trở lại Mỹ, các bác sĩ kiểm tra, soi chụp nhiều lần rồi rất ngạc nhiên thông báo cho bệnh nhân là "ông về đi”. Sau đó, chúng tôi hỏi khi ông đến thăm chúng tôi làm sao mà có kết quả kỳ lạ như vậy? Ông nói là thời gian qua có dùng một đơn thuốc như sau: 10g mộc nhĩ đen, 50g thịt nạc, 3 lát gừng, 5 quả táo đen, đỏ và 6 chén nước rồi sắc như thuốc bắc cho đến lúc chỉ còn 2 chén, thêm vào đó tí muối và tí mỳ chính rồi ăn như canh, mỗi ngày 1 lần dùng liên tục 45 ngày. Chỉ có vậy thôi, đơn giản và hữu hiệu!
Tóm lại ăn mộc nhĩ đen, mỗi ngày 5-10g có tác dụng làm tan mỡ và cặn bã trong máu làm cho máu lưu thông dễ dàng trong mạch, cho nên phòng và chữa được nhiều bệnh nan y về tim mạch (người biên dịch thêm đậu đen, vừng đen, nếp cẩm tím, quả táo mầu đen... cũng đều là những thức ăn bổ dưỡng mà người cao tuổi nên dùng thường xuyên rất có lợi)
Về vấn đề "thức ăn thích hợp" được gói gọn trong mười chữ: một, hai, ba, bốn, năm, đỏ, vàng, xanh, trắng, đen. Ta bàn đến đây xin tạm dừng.
Tiếp theo nói về hòn đá thứ hai của sức khỏe:
"Vận động vừa sức”. Vận động cũng là yếu tố vô cùng quan trọng của sức khỏe. Hypôcrat, tổ sư của nền y học cách đây hơn 2.400 năm đã nói một câu được truyền cho đến hôm nay là “ánh nắng mặt trời, không khí, nước và sự vận động là nguồn gốc của sự sống và của sức khỏe”. Ai muốn sống và sống khỏe mạnh đều không thể thiếu 1 trong 4 thứ đó. Điều đó chứng tỏ rằng sự vận động cũng quan trọng như không khí, như ánh nắng... Chúng ta đã biết rằng trên một sườn núi cổ của Hy Lạp - quê hương của phong trào thể thao Olympic có thể khắc rất rõ nét 1 câu như sau: "Anh muốn khỏe mạnh, anh hãy chạy và đi bộ, anh muốn thông minh, anh hãy chạy và đi bộ, anh muốn có hình dáng đẹp, hãy tập chạy và đi bộ . Tức là rèn luyện bằng cách đi bộ có thể cho ta sức khỏe và hình dáng đẹp. Nói một cách khác, đi bộ là phương pháp tập luyện sức khỏe tốt nhất đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Tôi xin nhấn mạnh một khía cạnh, xơ cứng động mạch là hiện tượng phổ biến ở người già nhưng nó không phải chỉ có một chiều mà là một quá trình biến hóa hai chiều. Nghĩa là từ mềm biến cứng, đồng thời từ lúc đã cứng có thể biến trở lại mềm. Xét về mặt triệu chứng thì xơ cứng động mạch từ nhẹ đến nặng rồi có thể từ nặng đến nhẹ, từ không đến có bệnh và từ có bệnh đến khỏi bệnh, mặc dù không hoàn toàn như cũ. Khoa học tổng kết là đi bộ là cách tập luyện tốt nhất làm cho động mạch biến từ cứng thành mềm, đồng thời làm giảm lượng mỡ và các lượng mỡ trong máu. Các môn thể thao có thể gây nguy hiểm nếu vận động quá sức, nhưng đi bộ chỉ tăng tải từ từ đến dễ khống chế, điều chỉnh. Vì vậy, đi bộ là môn luyện tập thích hợp nhất cho người già, nhất là cho những ai mắc bệnh tim.
Vậy đi bộ thế nào là tốt nhất? Có thể nói gọn trong 3 chữ: 3, 5, 7.
Thế nào là 3? Là mỗi lần đi bộ phải trên 3 km, thời gian tập trên 30 phút.
Thế nào là 5? Là mỗi tuần ít nhất phải đi bộ 5 lần.
Thế nào gọi là 7? Là thước đo liều lượng đi bộ vừa sức, nếu quá sẽ có hại.
Cách đo như thế nào? Đo nhịp tim đập sau khi đi bộ cộng với số tuổi phải bằng con số 170. Lấy thí dụ, tôi 60 tuổi, vậy thích hợp với tôi nhất là sau khi tập, nhịp đập của tim của tôi đếm được là 110 lần/phút là vừa nhất. Nếu như tim đập nhanh quá 110 lần/phút là tập quá sức. Ngược lại, nếu tim đập còn dưới 100 lần/phút coi như chưa đủ liều lượng cũng không tốt, nên tăng thêm thời gian hoặc khoảng cách hoặc đi với tốc độ nhanh hơn. Mỗi người nên căn cứ vào sức khỏe của mình, mà gia giảm liều lượng tập mới đạt được hiệu quả cao nhất. Theo các đồng nghiệp của tác giả cung cấp số liệu cho thấy ở nhóm người cao tuổi kiên trì tập luyện đi bộ hằng ngày trung bình 4,5 km có thể giảm được 60% bệnh nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong do tai biến mạch máu não. Tác giả giới thiệu nhiều nhân vật ở Trung Quốc có tiếng là trường thọ và đang còn sống để chứng minh liều thuốc đi bộ nếu được kiên trì tập hằng ngày có thể thay thế được nhiều phương pháp dưỡng sinh khác và kết luận rằng "Vận động cơ thể thay thế được thuốc, nhưng thuốc không thể thay thế được vận động và cách vận động lý tưởng nhất là đi bộ".
Ngoài "đi bộ" ra cần phải giới thiệu đến "Thái cực quyền" cũng là một loại vận động thích hợp cho người cao tuổi. Đặc điểm của thái cực quyền là "trong nhu có cương", "âm dương kết hợp". Nó có thể cải thiện hệ thống thần kinh, nâng cao được công năng cân bằng trong sự vận động của cơ thể, giúp cho người già không bị ngã rất nguy hiểm trong khi đi lại do gân cốt của họ đã bị mềm yếu và phản xạ của họ trở nên chậm chạp. Các nước phương Tây hết sức khâm phục trí tuệ dưỡng sinh uyên thâm của người phương Đông thông qua bài thái cực quyền này. Người Mỹ đã tiến hành nhiều thí nghiệm khoa học để khẳng định tác dụng ưu việt của bài tập thái cực quyền - một báu vật về dưỡng sinh của người Trung Quốc. Tất nhiên, khi tập thái cực quyền cần phải được hướng dẫn tập công phu hơn nhiều, còn đi bộ, kể cả khí công đi bộ thì lại rất dễ thực hành, đối với tất cả mọi người.
Hòn đá tảng thứ ba của sức khỏe là
"Cai thuốc lá, giảm rượu". Về vấn đề này, thiết nghĩ không cần phải nói nhiều hơn.
Hòn đá tảng thứ tư của sức khỏe là
"Cân bằng tâm lý". Hôm nay tôi muốn giới thiệu nhiều hơn về vấn đề này vì nó chính là biện pháp chủ yếu nhất giúp ta giữ gìn sức khoẻ trong bối cảnh môi trường sống hiện nay. Thăm hỏi các cụ sống lâu trên 100 tuổi về nguyên nhân giúp sống lâu thì các cụ có ý kiến hầu như nhất trí là tinh thần cởi mở, yêu đời và tính cách lương thiện, rộng lượng. Ngoài ra ở các cụ không tìm thấy một ai là người lười biếng cả, đều lao động cần cù, đều chăm chỉ vận động tùy theo sức khỏe của mình.
Tâm trạng ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát sinh và phát triển các bệnh tim mạch. Lấy ví dụ bệnh xơ cứng động mạch, bình thường từ trên 40 tuổi là động mạch dần dần co hẹp lại, mỗi năm chừng 1-2%. Nếu thêm tác hại của thuốc lá, hoặc cao huyết áp, hàm lượng mỡ trong máu cao thì mỗi năm mạch máu co hẹp lại 4-5%. Nhưng nếu như anh nóng nảy hay tức giận thì có thể chỉ trong vài phút mạch máu bị thu hẹp lại hoàn toàn dẫn đến bị tắc nghẽn mạch máu và tử vong.
Tâm trạng căng thẳng đáng sợ như vậy đấy!. Báo cáo viên nêu ra trên một chục câu chuyện có thực trong cuộc sống như do mâu thuẫn vợ chồng, kẻ già người trẻ, thầy trò, bác sĩ với người bệnh... đã làm cho nhiều người chết đột tử. Báo cáo viên kiến nghị người cao tuổi đề phòng bệnh tim mạch cần xây dựng cho mình một thái độ đúng đắn và ổn định với mình, đối với người khác và xã hội. Cần thực hiện 4 câu: hãy quên đi quá khứ, không nên câu nệ hiện tại, tận hưởng cái sung sướng có được ngày hôm nay, nhìn tương lai bằng con mắt lạc quan yêu đời.
Hạnh phúc bao gồm rất nhiều mặt và không có tiêu chuẩn tuyệt đối, không phải chỉ những kẻ có nhà to, tiền nhiều mới có hạnh phúc, mà có sức khỏe tốt, có con cháu biết đối xử hiếu thảo với cha mẹ ông bà, có tình thương yêu nồng nàn của vợ chồng, có tình cảm thân mật, giúp đỡ tận tình của đồng chí, bạn bè... cũng đều là những thứ hạnh phúc quý giá và lớn lao, mà nhiều trường hợp lại còn quý hiếm, khó tìm kiếm được hơn cả các thứ hạnh phúc mang đến từ những điều kiện vật chất.
Cần phải giữ cho mình 3 trạng thái vui vẻ chân chính, đó là vui vì được giúp đỡ cho người khác, vui vì mình đã đạt được sự hiểu biết như hôm nay, vui vì mình đã được đãi ngộ vật chất và tinh thần như hôm nay. Mỗi người, mỗi nhà đều có hoàn cảnh riêng, vui buồn, ly hợp, may mắn, rủi ro, sướng khổ,... đều là nhất thời và không bao giờ cố định cả. Nếu chúng ta biết sống lương thiện "tạm đủ" trong thực tại, chúng ta sẽ cảm thấy luôn luôn nhẹ nhõm tâm hồn và tất nhiên sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với sức khỏe.
Chúng ta cần khẳng định 4 điều "nhất" sau đây:
Chính mình là bác sĩ tốt nhất cho mình,
Thời gian là thuốc trị bệnh tốt nhất,
Điều kiện tốt nhất cho sức khỏe là tâm trạng yên tĩnh,
Các vận động tốt nhất là đi bộ hằng ngày.
Y sư cổ đại Hippôcrát đã từng nói rằng: "Bản năng của người bệnh chính là bác sĩ của họ, còn người bác sĩ giỏi là người biết phát huy bản năng vốn có của người bệnh, là người trợ giúp bản năng của họ". Các vị nghĩ xem nếu tay bị dao cắt chảy máu, không sao, một lúc sau máu sẽ đông lại và nếu giữ không để nhiễm trùng thì 1 tuần sau nhất định sẽ tự liền da và khỏi thôi. Nếu bị bỏng có thể cắt bỏ đoạn ấy đi, phổi, gan, dạ dày,... đều vậy. Bị bỏng cục bộ nào đều có thể cắt bỏ bộ phận đó đi để bảo vệ phần còn lại của cơ thể vẫn hoạt động bình thường. Khả năng tự phục hồi và tái sinh năng lực của cơ thể con người là cực kỳ lớn lao và vô cùng kỳ diệu, cho nên ta có thể tin tưởng rằng bản thân ta chính là bác sĩ tốt nhất cho mình.
Tại sao nói thời gian là thuốc trị tốt nhất? Là vì bệnh nếu được phát hiện càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng lớn, càng nhanh, càng ít tốn kém và không sợ "'hợp chứng", không sợ các tai biến bất ngờ.
Còn lại 2 cái nhất sau, tôi thiết nghĩ không cần phải giải thích thêm nữa.
Cuối cùng có thể dùng 4, 5 câu khái quát là: "1 trung tâm, 2 điều cơ bản, 3 tác phong lớn, 8 điều cần lưu" và xin nói rõ như sau:
"Một trung tâm" tức là coi sức khỏe là trung tâm, có sức khỏe là có tất cả, thiếu sức khỏe thì mọi ý tưởng dù hay đến mấy cũng đều vô ích mà thôi. Thế kỷ XXI là thế kỷ lấy sức khỏe làm trung tâm là như vậy.
"Hai điều cơ bản" tức là đối với việc nhỏ cần phải mơ hồ một chút (nghĩa là một chút phớt lờ, đại khái, bỏ qua những việc nhỏ nhặt, nhưng lại rất tỉnh táo, có nguyên tắc đối với việc lớn). Điểm thứ hai là duy trì thái độ rộng lượng, thoải mái, tự nhiên đối với mọi người, mọi việc (nghĩa là cần tránh hẹp hòi, giả dối, khách sáo, gò bó).
"Ba tác phong lớn" là lấy việc giúp người làm vui, lấy việc hiểu biết làm vui, vừa lòng với điều kiện sống hiện có. Từ đó mà luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời.
"Tám điều cần lưu ý là "4 nền tảng", 4 thứ tốt nhất.
"4 nền tảng" tức là bác sĩ tốt nhất là chính mình, thuốc tốt nhất là thời gian, tâm tính tốt nhất là yên tĩnh, vận động tốt nhất là đi bộ (như đã nói ở trên).
Nếu chúng ta biết sống theo cách như vậy thì bệnh tật sẽ ít, mỗi chúng ta đều có thể mạnh khỏe đến 120 tuổi. Khỏe mạnh để hưởng thụ, mỗi ngày hiện tại khỏe mạnh làm cho mình hạnh phúc, cho gia đình mình hạnh phúc, làm cho xã hội cũng được hãnh diện.


Thursday, August 6, 2009


LÀNG TÔI THỜI ĐÁNH MỸ

Mạnh Minh Tâm

Làng tôi trải dài theo chân những triền núi, trong thế đứng "sơn bao thuỷ bọc". Làng lưng dựa vào núi, trước mặt là những cánh đồng vuông vắn xanh mượt luỹ tre được dòng Trà Bương tưới tắm phù sa sau mỗi mùa lũ lụt.
Không biết ai đặt và tên làng có tự bao giờ? Nhưng với tôi, tên làng có ý nghĩa như một định hướng sống đẹp. Bà tôi thường dạy rằng: "Sống có đức không sức mà nấu", hãy lấy tên làng để răn mình, sửa người; ăn ở có tâm, có đức thì mới mong thònh vượng, phát đạt, hậu vận tươi sáng". Vì vậy, mỗi bận xa quê, mỗi thành đạt may mắn trong cuộc sống tôi luôn nhớ nơi "chôn nhau cắt rốn" của mình - Làng Thạnh Đức.
Nằm trong địa thế "đất hẹp, núi vươn dài", Thạnh Đức như một dãi lụa lượn mình, thắt trải dọc dài giữa trùng điệp núi đồi và bên dòng sông con Trà Bương thơ mộng. Có lẽ do chiều dài "quá khổ" và cũng có lẽ để dễ phân định địa cuộc, làng chia thành ba vùng: Thạnh thượng, Thạnh trung và Thạnh hạ. Mỗi vùng luôn gắn với những nhân vật có tên tuổi, đỗ đạt, quyền thế giàu có - như: Ở Thạnh thượng có ông Tú Phương, tú Tích; ở Thạnh trung có ông Ấm Ba, xã Hường, Kiểm Bưởi, Bầu Diệp, phó Lưỡng; ở Thạnh hạ có Tuần Bốn, Học Bảy, Võ Cao Thức (ông Đính), xã Thêu…nhờ vậy những người cùng quê, thân quen gặp lại nhau tiện dịp thăm hỏi, nhận ra nhau khi xa xứ. Một lần gặp ông Tú Phương ở Hà Nội, ông hỏi: "Cậu ở Thạnh Đức thuộc vùng nào, thượng trung hay hạ? Dạ cháu ở Thạnh Trung, Gần nhà ông Kiểm Bưởi; - tớ biết rồi!" Đặc điểm và ấn tượng của làng tôi là vậy đó.
Nhưng đặc trưng nhất, làng là một vùng có nhiều xứ hóc: "Hóc Bướm, hóc Ống, hóc Kè, hóc Tre, hóc Ké, hóc Màn Gà, hóc Rùa, hóc Chanh, hóc Son, hóc bà Nổ, hóc ông Ngõ…" . Hóc Tre nơi sinh ra cựu bí thư huyện uỷ Tạ Sơn Xuân, Hóc Son nơi sinh bí thư huyện uỷ Nguyễn Chung, Phan Xuân Phổ. Những cái "hóc" thọc sâu vào tận chân núi đưa nước suối về đồng, tháo nước lũ về sông là những thung lũng trù phú nuôi sống các cụm dân cư của làng; cũng là nơi một thời đùm bọc, chở che cho những hoạt động cách mạng, nơi ẩn trú trù mật cho du kích làng tôi kiên cường đánh Mỹ.
Trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc, nhất là trong kháng chiến chống Mỹ. Thạnh Đức là một vùng phải hứng chịu nhiều bom đạn, những trận càn quét, dày xéo không kể xiết; song dân làng vẫn chịu đựng, một lòng theo Đảng làm cách mạng cho đến ngày toàn thắng.
Biết bao sự kiện, những hoạt động của các chiến sỹ cách mạng lão thành đã chứng kiến, nhắc nhớ tấm lòng nhân hậu, thuỷ chung son sắc của người dân quê tôi. Lịch sử xã Xuân Quang mãi ghi nhớ tên tuổi cuả những chí sỹ yêu nước như: Mạnh Tuyển, Huỳnh Thượng Trung, Trần Ngũ Phương, Võ Cao Thức…là những chiến sỹ tiên phong nhóm lên ngọn lửa chống Pháp thời kỳ đầu của thế kỷ 20. Đã có một thời làng được chọn làm mật khu cho những cán bộ tỉnh uỷ Trần Suyền, Bùi Tân, Châu Phước Khanh…đã từng hoạt động cách mạng. Nhưng gian khổ và ác liệt nhất làng Thạnh Đức phải gánh chịu là những năm tháng hào khí cả nước sục sôi đánh Mỹ.
Mặc cho những vây ráp, khủng bố, bắn giết, tù đày dân làng vẫn bền bỉ, tận trung với những hoạt động: Nuôi giấu cán bộ, tiếp tế, dân công mã tải…Trai tráng, dân làng thời ấy người thoát ly đi bộ đội, người vào du kích; vào nhà dân chỉ thấy người già, đàn bà và con trẻ. Chú Bình Phương, Phú Mỹ tuổi mới mười hai, mười ba đã vào du kích. Do vậy, địa thế và lòng dân của Thạnh Đức được Mỹ Nguỵ coi là điểm đỉnh "Vùng Cộng sản cồ" để chúng mặc sức bắn phá, càn quét không thương tiếc. Bất kể ngày đêm Thạnh Đức luôn nằm trong tư thế "lãnh đạn"; Pháo 105 từ Trung tâm Biệt Kích Đồng Tre (Xuân Phước) bắn xuống; pháo cối 60-81 ly từ giồng Bà Cò (thôn Phước Nhuận) bắn qua; Pháo từ Chi khu quận Đồng Xuân vút lên…cái chết do "canh nông" của Mỹ Nguỵ luôn rình rập, tàn sát dân làng. Má bảy đang cấy giữa đồng bị pháo chụp ( pháo nổ trên không) chết tại chỗ; Chị Biên, con Ngọc, thằng Đóng - bạn tôi chăn bò đang ngồi chơi ô ruộng bị một trái cối 60 tan xác; nhà bà Cỏn bị một qua pháo dũi (pháo nổ chậm) cả nhà năm người chết sạch… Cùng với pháo là những trận không kích, oanh tạc của các loại máy bay dội xuống hàng chục tấn bom xăng, bom bi, rocket, chất độc màu da cam… làm tan cửa, nát nhà - khủng khiếp! Đất hòn Quế, hòn Kiểng, giồng Da, hòn Sơn, Giếng Đá... quặn mình, rung chuyển, loang lỗ trong lửa đạn.
Ác liệt nhất là vào thời điểm những năm 60, địch thực hiện chính sách dồn dân, lập ấp theo chủ trương "Bình định nông thôn"- "Chiến dịch Phượng Hoàng" nhằm ly gián dân làng với hoạt động cách mạng. Bọn tay sai nguỵ quân- nguỵ quyền được dịp hung hăng, hiếp đáp. Làng Thạnh Đức lúc này bị giành giật trong cảnh "Tạ Xuân biểu ở, Tạ Sở biểu đị" (*), những trận càn quét đốt phá, cướp bóc, hãm hiếp xảy ra như cơm bữa. Tội ác chồng chất là lính Biệt kích Đồng Tre và Sư đoàn Mãnh hổ Đại Hàn - Nam Triều Tiên; trong một trận càn của lính Đại Hàn, gia đình ông Chánh Lợn đang trú trong hầm tránh pháo, chúng đã xả đạn giết chết cả nhà.
Trên bom dưới đạn, mặc cho kẻ thù o ép vùi dập, dân làng vẫn gan dạ kiên trung "Ăn cơm Quốc gia, thờ ma Cộng sản" ( câu chưởi đổng của kẻ địch thường sử dụng trong tra tấn khi bắt được dân làng tham gia các hoạt động cách mạng). Thực ra không có cơm nào của "Quốc gia" cả. Những hạt cơm nuôi sống người dân quê tôi - chính họ làm ra, không chỉ một nắng hai sương mà còn phải chịu gian nan trong cảnh "bom rơi đạn nổ"; để có được hạt gạo họ phải làm lụng, nhịn nhặt không chỉ để nuôi sống bản thân mà còn gói gém tiếp tế cho cách mạng.
Gian khổ cơ cực là thế, người dân quê tôi còn phải chịu những cuộc áp bức tù đày. Chiến tranh tàn phá, làng xóm xơ xác tiêu điều. Thời ấy, dân làng trên trăm hộ, phần lớn là những gia đình có con em, người thân đi bộ đội, du kích. Họ bám trụ để sản xuất, giữ mối liên hệ giúp đỡ người nhà đồng thời cũng là những cơ sở cách mạng kiên trung. Vì vậy họ phải nếm trải những cuộc bắt bớ giam cầm; bình quân trong dân làng, cứ ba người thì có một bị địch bỏ tù hoặc quản thúc. Ở tù thì bị đánh đập, tra tấn đã đành, còn quản thúc cũng có nỗi khổ riêng - chiều xuống, những người mẹ, người vợ của gia đình có con em tham gia cách mạng; có những mẹ, chị con còn nhỏ phải bồng bế, lặn lội đi bộ trên hàng chục cây số tới các đồn bót quận lỵ để kịp trình diện, chịu sự giám sát của các "quan thầy" nguỵ quyền. Sự kìm kẹp, hà khắc, đàn áp của bộ máy nguỵ quyền không làm lay chuyển ý chí quật cường của dân làng mà chỉ gieo rắc thêm nỗi căm hờn. Đêm bị quản thúc, sáng ra về họ vẫn cần mẫn với công việc thường ngày: Làm ruộng, vót chông, ủng hộ cách mạng. Bọn nguỵ quyền bất lực, coi dân làng Thạnh Đức như những "con ốc lờn gai" là dân cứng đầu cứng cổ; mặt khác chúng còn rêu rao đây là dân Cộng sản… Mỗi bận tản cư, tránh những cuộc càn quét, không kích, dân làng phải "ăn bờ ở bụi" không ai dám chứa chấp, vì sợ liên luỵ.
Chiến tranh cứ đè nặng, dồn nén trên đôi vai nhỏ bé chất phát của người dân quê tôi vốn đã chịu đói cơm lạt muối; là một cuộc đọ sức không cân đối, có lúc tưởng như dồn vào bước đường cùng. Vậy mà, với ý chí và niềm tin thắng lợi của chân lý “ Không có gì quý hơn độc lập tự do” đã giúp họ vượt qua bao nỗi gian truân. Sự đóng góp của họ cũng như bao chiến công thầm lặng; được - mất, người nhớ - kẻ quên… Sau cuộc chiến tranh khốc liệt, xã Xuân Quang 3 được Nhà nước phong tặng, suy tôn 176 gia đình liệt sỹ, 17 bà Mẹ Việt Nam Anh hùng; trong đó Thạnh Đức có tới 111 gia đình liệt sỹ - với trên 250 người đã ngã xuống, 12 Mẹ Việt Nam Anh hùng, 10 mẹ có 3 con là liệt sỹ. Dẫu biết, trải qua chiến tranh là bao nỗi thống khổ, đầy rẫy sự hy sinh mất mát; song mỗi khi nhắc tới vẫn thấy bùi ngùi, cay cay khoé mắt. Thắp nen nhang lòng, tôi thầm mong lớp trẻ - những người con của quê hương hãy sống xứng đáng với truyền thống mà ông cha đã dày công vun đắp.
Hơn 30 năm được hưởng cuộc sống thanh bình, làng Thạnh Đức ngày nay đã hồi sinh thay da đổi thịt. Hôm nay có dịp vui vầy bên chén trà, lớp trẻ được nghe Bác Năm Trương kể chuyện ví von: “Dân làng mình thời đánh Mỹ thật khốn khó, đắng cay đủ điều; có thể ví họ như thân những cây Trắc trơ lõi, vững chãi trên những trảng cỏ Cay khô cằn trơ trụi, biết bao lần bị thiêu đốt cây lại liền da, lá lại liền cành, chồi vẫn tươi xanh để góp cho đời những cây cảnh đẹp. Chiến tranh đi qua là một cuộc thử thách kiên cường, sức sống và sự gan dạ chịu đựng của dân làng mình thật kỳ diệu”.
Đêm trăng thanh, nước Hồ Phú Xuân lấp lánh tuôn chảy tưới mát cho ruộng Rộc Xoài, Đồng Thành, Núi Một…xanh mượt, ngào ngạt hương đồng. Một hồn quê thấm đẩm máu cha ông./.
MỪNG TẾT TRUNG THU, NHỚ TÍCH CŨ
Mạnh Minh Tâm
Một năm trong chu kỳ tuần hoàn của đất trời. Kinh nghiệm dân gian đã đúc kết phân chia thời gian ra nhiều thời đoạn. Mỗi thời đoạn được gắn với một tiết, hậu nhất định như tết Nguyên Đán hết một vòng 4 mùa; tết Thanh minh tháng 3, chuyển sang thời tiết trong sáng; tết mùng năm tháng 5 thời tiết chuyển sang chính Dương nên thường gọi là tết Đoan ngọ hay Đoan dương; các tết Trung Nguyên rằm tháng 7, Trung Thu rằm tháng 8 cũng gắn liền với tiết hậu. Lịch âm đã chia 15 ngày một tiết, 5 ngày là một hậu. Đó là chia theo sự vận động chu kỳ của khí trời đất trong một năm. Cả những biểu thị được nông dân xưa gọi là tết như: Tết Hạ Đồng, tết Thượng đồng, cơm mới…cũng quan hệ chặt chẽ với tiết, hậu. Vì vậy từ " tết" đã được các nhà nghiên cứu văn hoá học chấp nhận cho rằng "tết" có thể là âm biến của từ "tiết".
Dù tết có thể là âm biến của từ tiết nhưng sắc thái, nội dung của chúng không hoàn toàn như nhau. Khi nói "hôm nay là tiết Trung thu" thì chỉ là nhắc đến một sự chuyển đoạn chu kỳ khí tượng. Nhưng khi nói "hôm nay là tết Trung thu" thì sẽ được hiểu: Hôm nay là tết Trung thu mình và mọi người phải làm gì để cử hành ngày ấy trong không khí ngày tết.
Theo Từ điển Lễ hội Việt Nam, tết trung thu là một cuộc vui của thiếu nhi vào đêm rằm tháng 8. Còn gọi là tết trông trăng, tết trẻ con, sắm đồ chơi cho con trẻ ngắm trăng. Vì trăng đêm rằm tháng 8 là to nhất, trong sáng nhất so với trăng rằm các tháng trong năm.
Tục truyền, thời vua Đường Minh Hoàng vào một đêm trăng rằm tháng 8 nằm mơ thấy một đạo sỹ đưa lên Cung Quảng Hàn tận trên mặt trăng. Nhà vua đắm mình trong cảnh đẹp lộng lẫy, với những nàng tiên lượt là trong điệu Nghê Thường. Tan giấc mơ, vua nuôí tiếc cảnh Trung thu ở cung trăng, nên bèn đặt ra tết trung thu hàng năm để ngắm trăng và cho chế soạn ra vũ khúc Nghê Thường để thưởng ngoạn.
Mừng Trung thu hàng năm, tuỳ vào điều kiện của từng gia đình; ngoài những lễ vật truyền thống để cúng gia tiên, cỗ Trung thu chủ yếu là bánh trái và hoa quả…để trẻ em phá cỗ Trung Thu khi trăng lên sáng toả. Cùng với các thú vui ngắm trăng là đồ chơi trẻ em đủ mọi lứa tuổi là các loại lồng đèn Ông sao, đèn kéo quân…đủ kích cỡ, màu sắc. Tại các sân chơi trẻ em có múa lân, các trò chơi dung giăng, dung dẻ "dắt trẻ đi chơi", bịt mắt bắt dê…
Mỗi lễ hội dân gian đều gắn với những truyện tích ly kỳ và huyền thoại. Tết Trung thu có ý nghĩa đón mừng một thời đoạn chuyển kỳ của khí hậu, thưởng ngoạn đêm trăng thanh bình. Đặc biệt, đây còn là dịp nhắc nhở các bậc phụ huynh, các cấp, các ngành hãy quan tâm nhiều hơn nữa, dành những điều kiện tốt nhất để chăm lo cho thế hệ tương lai - con em của chúng ta./.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
(Đ/c: Sở VHTT Phú Yên -220 Trần Hưng Đạo - TP Tuy Hoà)

Wednesday, August 5, 2009

LỜI HAY Ý ĐẸP
Con người gắn bó với quê hương đâu phải vì quê hương xanh tươi trù phú. Có cái gì trăm lần gắn bó da diết hơn cái bề ngoài xanh tươi.
Con chim nhốt trong lòng mơ về chốn nó ở, đâu phải mơ về một cánh rừng hoa tươi huyền ảo nào. Chỉ một bụi mận gai thôi, xơ xác bên vách đá nhưng là quê hương của nó. Vì vậy mà nó phải khắc khỏi đau thương khi chia xa…!
(Con chim nhỏ và bụi mận gai)
Nếu anh biết nhìn, nếu anh có tấm lòng, anh sẽ nhìn thấy vật quý vào cái giờ phút có thể không ngờ nhất mà đôi khi chẳng phải qua bốn biển năm châu.
(Con cáo đen lông quý)
Điều tối kị trong văn chương cũng như trong cuộc đời là Lời nhiều hơn ý…Hãy luôn nhớ lời Sê khốp: “Ngắn gọn là chị tài năng”.
Trong đoàn người đang đi, không cần mình phải đứng lại chỉ cần mình bước chậm hơn người khác thôi thì chẳng mấy chốc mình sẽ là người đi cuối cùng.
Thiên tài của thi sĩ nằm ở đâu? Hẳn là ở chỗ diẽn tả ra được rõ ràng, minh bạch những điều mà trí óc đã tưởng niệm để cho những kẻ đồng tưởng niệm thi sĩ hay chưa tưởng niệm đến cũng có thể hình dung được các tưởng niệm ấy.

-Trong thiên hạ có hai cái khó: Lên trời khó, mà cầu cậy nhờ vả người càng khó hơn.
- Trong thiên hạ có hai cái đắng: Hoàng liên đắng (một thứ cỏ rễ dùng làm thuốc) mà nghèo kiết khốn cùng càng đắng hơn.
- Trong thiên hạ có hai cái hiểm: Sông núi hiểm, mà lòng người càng hiểm hơn.
Biết được cái khó, chịu được cái đắng, dò được cái hiểm mới có thể ở đời được.

Ngập ngừng

Hồ Dzếnh
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân
Ngó trên tay thuốc lá cháy lụi dần
Tôi nói khẽ: gớm ! làm sao mà nhớ thế

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Em tôi ơi tình có nghĩa gì đâu
Nếu là không lưu luyến buổi ban đầu
Thuở ân ái mong manh như nắng lụa

Hoa bướm ngập ngừng cỏ cây lần lữa
Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi
Chỉ ngày mai mới đẹp ngày mai thôi
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Tôi sẽ trách cố nhiên nhưng rấtnhẹ
Nếu trót đi em hãy gắng quay về
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề…
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở
Thư viết đừng xong thuyền trôi chớ đỗ
Cho nghìn sau…lơ lửng với nghìn xưa.
13/10/1983

Duyên ý
Hồ Dzếnh
Đừng buồn nhưng cũng đừng vui
Êm êm nắng nhẹ qua trời rộn mưa
Hỏi người tôi nói gì chưa
Tôi đang sắp nói hay vừa nói ra
Trời đừng cho búp lên hoa
Cho khi gần đến, tôi xa mãi nàng
Cho tôi thoáng cảm mùa nhang
Hình dung xa vắng cung đàn rồi thôi
Chập chờn bướm nửa hoa đôi
Tình nên chỉ mộng khi đời sẽ thơ
Ước gì bạn mãi là cô
Để duyên hai đứa bao giờ cũng tươi
Đừng buồn nhưng cũng đừng vui
Êm êm nắng nhẹ qua trời rộn mưa

Giữ gìn
Hồ Dzếnh
Một câu ấy nói lên là lá rụng
Là mây chìm là gió sẽ thay xanh
Là cây tươi sẽ nở nụ trên cành
Và chim chóc sẽ bồi hồi nge ngóng
Anh sẽ thấy một chiều thu xao động
Anh mơ màng vịn nặng mái cây cao
Trời trở buồn ai hiểu nghiã làm sao
Mây lạc nẻo, tim nghe chừng thất vọng
Một câu ấy nói lên là gợn sóng
Cả một màu mây kín bốn phương xa
Trên bao lơn của năm tháng sầu qua
Anh ngậm miệng về chết dần trong mộng
Một câu ấy nói lên là hết sống
Cây chính mùa nhưng lá đã quên xanh
Bướm đương vui nhưng bướm đã xa cành
Một câu ấy nói lên là hết sống./.

Wednesday, July 29, 2009



Tuyệt kỹ chậu kiểng
MẠNH TÂM - HÙNG PHIÊN

Tại huyện miền núi Đồng Xuân (Phú Yên), chàng trai Ngô Hoài Anh với những trăn trở tìm ra tuyệt kỹ đúc chậu kiểng đã tự mình thoát nghèo và góp phần giải quyết lao động tại địa phương.
TÌM TRONG CHÍNH MÌNH
Đúc chậu thông thường bằng theo khuôn đúc sẵn thì ai cũng có thể làm được. Nhưng chậu cho cây kiểng nói chung và thể loại chậu bonsai là phải đáp ứng dáng thế theo tiêu chí mà dân chơi nghệ thuật cây cảnh đặt ra. Có thể ví cây kiểng như chiếc áo, còn chậu kiểng là cái quần và người đúc chậu là một nhà phục trang tinh đời làm cho cả chậu và cây kiểng trở thành một tác phẩm nghệ thuật.
Với vốn kiến thức từng làm nghề sửa chữa điện tử và am tường nghệ thuật chơi cây kiểng, sau nhiều năm trăn trở, nghiên cứu thị hiếu khách hàng, anh đã thiết kế ra hàng loạt các kiểu dáng chậu, đồng thời với tự chế ra những bàn xoay, cần gạt, rôlăn chạy chỉ, khuôn dập hoa văn, in chữ nổi, bí quyết pha tráng màu… Bí quyết đó đã làm cho cơ sở đúc chậu bonsai Hải Yến sản xuất hàng loạt sản phẩm chậu cây cảnh có đủ kích cỡ, kiểu dáng: chậu hình chủ nhật, vuông, tròn, oval, thuẩn, lục giác, bát giác… chậu ống, khay non bộ, tiểu cảnh, đôn chậu. Mỗi thể loại có đủ: lớn, nhỏ, cao, thấp…mặc cho khách hàng thoả thích lựa chọn mà không đụng hàng với bất cứ loại gốm sứ hiện có trên thị trường trong nước... cả gốm sứ Giang Tây Trung Quốc.
Để tồn tại và khẳng định thương hiệu Hải Yến trên thị trường chậu cảnh bon sai, Ngô Hoài Anh cũng đã trải qua những chặn đường gian khó. Anh tâm sự: “Vợ chồng mình vốn là công chức, về đất núi làm ruộng rẫy thì quả là không quen, nhưng bù lại tôi tự học và biết sửa chữa tivi, đầu chiếu vidéo từ thời các Đài truyền hình còn phát trắng đen; nhờ vậy mà có điều kiện xoay trở để lo cho mấy đứa con thi đậu và đều tốt nghiệp đại học. Những năm trước, có lúc túng thế còn phải xây hồ nuôi ốc bưu vàng bỏ cho các quán nhậu, trèo đèo lội suối săn tìm cây cảnh. Và chính cái thú chơi cây cảnh đã thúc giục tôi mày mò đến với nghề đúc chậu kiểng”.
ĐẤT NÚI THÀNH CHUỐI THÀNH ĐƯỜNG!
Anh nói, chơi cây cảnh thì phải có chậu để giâm trồng. Tự sản xuất thì bớt phải bỏ tiền mua chậu, nhưng cái thú nhất là được làm ra những kiểu dáng chậu hợp với ý tưởng của mình. Nguyên liệu đúc chậu, đơn giản chỉ là xi măng và cát. Nhưng để thoả mãn tính thẩm mỹ của khách hàng phải suy nghĩ tạo mẫu mới có được những chậu cảnh bon sai phong phú về kiểu dáng và kích cỡ. Chậu men, sứ đầy dẫy về các kiểu dáng và màu sắc, nhưng chậu cảnh Hải Yến vẫn được thị trường tín nhiệm bởi có đủ kiểu dáng, kích cỡ, mới lạ và phong phú; màu sắc không phai, nước sơn không bong tróc; nắng nóng giữ độ ẩm cho cây, mùa mưa không úng nước; hàng bền đẹp nhưng giá lại rẻ. Với ưu thế đó, cộng với cát sạn tại chỗ, lao động là người địa phương thiếu việc làm, giá nhân công rẻ. Những năm qua, cơ sở chậu cảnh Hải Yến đã đầu tư mua trên 2.000m­­­­­­­­2 đất gò để mở rộng sản xuất. “Ai chê đất núi, tôi quyết biến nó thành chuối thành đường!”-Ngô Hoài Anh quả quyết.
Từ chuyến hàng xuất xưởng đầu tiên vào năm 2000 đến nay, cơ sở chậu cảnh bon sai Hải Yến không có khái niệm hàng tồn đọng. Hàng sản xuất ra đến đâu, các đại lý nhập đều đến đó. Hàng ngày, trên 20 công nhân phải luôn tay làm việc để từ 3-5 ngày đảm bảo có lượng sản phẩm đủ chuyến xe theo đơn đặt hàng của các đại lý ở Phú Yên, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các tỉnh Tây Nguyên…
Có được đầu ra ổn định, doanh thu Hải Yến bình ổn mức 30 – 50 triệu đồng/tháng, lương công nhân bình quân trên 1 triệu đồng/tháng, là mức thu nhập khá ở một huyện miền núi như Đồng Xuân. Trừ hết các khoản chi phí ông chủ Hải Yến cầm chắc hàng trăm triệu đồng/năm. Hàng chất lượng, giữ được chữ tín trong giao ước với khách hàng, người nhận tiêu thụ sản phẩm được hưởng 20% chiết khấu trên một sản phẩm, nhận chuyến hàng sau phải thanh toán đủ, sòng phẳng chuyến trước. Hiện cơ sở này đang có dự định vươn ra nhận xây cất nhà sàn bằng vật liệu: trụ bê tông giả gỗ, sàn vách tre, mái lợp lá cọ, lá dừa nước… cho các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
M.T-H.P

Friday, July 24, 2009

























VUI BUỒN
THEO NHỊPTRỐNG TANG
Mạnh Minh Tâm

Mỗi lần đến thăm những đám tang ở nội thành Tuy Hòa, trong nỗi đau mất người thân, tôi lại thấy chạnh lòng khi nghe những hồi trống chầu day dứt từ một người tật nguyền điểm nhịp. Người mà trên 30 năm qua đã nuôi sống cả gia đình mình bằng nhịp trống…đưa tang. Những nhịp trống làm cho bao người thân nức nở nghẹn ngào nhưng lại là bát cơm manh áo của những mảnh đời chịu nhiều bất hạnh.
Đời chọn tôi theo nghiệp …đánh trống đám tang
Bị bệnh bại liệt từ trong bụng mẹ, anh Lê An (ở khu phố Ninh Tịnh 2, phường 9, TP Tuy Hòa) đôi chân bị què quặc, thị lực chỉ còn một mắt. 5 tuổi An mới chập chững tập đi, 10 tuổi hàng ngày cà lết theo ông Tám Bầu tập đánh trống đưa tang. Không ai coi đánh trống đám tang là một nghề nhưng để được người nhà của người quá cố " rước" về lo việc bùm…beng cho hậu sự, một việc cứ tưởng đơn giản nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể làm được nếu không có người "trong nghề" hướng dẫn, chỉ bảo. Anh An nói, hồi nhỏ theo ông Tám Bầu, tôi chỉ mất vài ba tháng để biết cách đánh trống nhưng phải mất vài năm mới hiểu hết ý nghĩa, lễ thức của từng hồi trống, nhịp trống.
Người đời thường bảo "Sống dầu đèn-chết kèn trống". Tang lễ mà không có tiếng trống thì thật là bất hạnh. Đám nhà giàu sang, dù đã rước về một ban nhạc có đủ kèn, cò, kìm, hạ-di với dàn loa âm ly hiện đại nhưng không thể thiếu tiếng trống chầu. Để tiếng trống biểu cảm nỗi lòng bi thương của bao người thân và gia đình tiễn biệt một linh hồn về nơi an nghĩ, người cầm chầu phải biết những lễ thức gióng trống. Ba hồi thúc dài khi người chết đã ấm êm trong quan tài như báo hiệu cho xóm giềng, người thân - nhà có người vừa từ trần; tiếng trống nhịp đều chậm rãi nghe buồn bã là nỗi cảm thông chia sẻ của những người thân đến phúng viếng; trống lễ thần phục như chiếc cầu nối cho hai cõi âm dương giao hoà nỉ non lời tiễn biệt; trống đưa tiễn, trống hạ huyệt, trống báo hiệu đã xong việc chôn cất…đều phải đúng lúc, đúng nhịp và phải có hồn. Chà! Như vậy anh cũng giống như một nhạc công- tôi hỏi, anh An cười và nói rằng, tôi như một “âm công” - đúng hơn. Ai không thạo lễ thức từng nhịp trống, tay và dùi không nhập hồn sầu luỵ thì nhịp và âm trống rơi vào thang âm vô cảm. Tôi hỏi, sao anh không chọn một nghề nào khác để sử dụng đôi tay còn lành lặn mà đi làm cái nghề hẩm hiu, mọi người thấy anh đi qua "sợ khiếp" vì coi anh là điềm xui xẻo. Anh An bộc bạch: “Tật nguyền, cha mẹ mất sớm, thất học, lỡ theo nghiệp đánh trống kiếm cơm từ nhỏ; giờ đã 49 tuổi rồi. Cứ coi như đời đã chọn tôi theo nghiệp đánh trống đám ma”. Ít ai biết, nghề cầm chầu đám ma cũng có quá nhiều nỗi khổ: Buồn và đau khổ nhất là vào dịp tư tết, giỗ chạp bà con chòm xóm gần như đoạn tình láng giềng – không một ai bén mảng tới nhà An và An cũng chẳng dám bước tới nhà ai. Hôm nào không có đám, An lủi thủi ngồi nhà hoặc đi chùa lạy Phật.
Nhịp trống là… bát cơm, manh áo
Nghịch lý cuộc đời "kẻ khóc người cười", không nói ra, nhưng hàng xóm coi việc cầm chầu của An là một “nghề” sống trong sự đau khổ của người khác. Ngày nào An “thất nghiệp”, đâu đó có người kéo dài thêm sự sống. Mong vậy, nhưng ngày nào mà chẳng có người chết! Đành chịu vậy, An không buồn- vì đó là sự thật! Từ nhỏ An nghĩ, phận mình như thế này có lẽ chỉ đánh trống kiếm sống qua ngày và đi tu. Ai ngờ, rồi cũng có được vợ con. Nhưng trúng phải vợ "khùng” (Bệnh thần kinh) lại mắc chứng nghiện rượu. Than ôi! Đã nghèo, lại mang eo, gánh nặng đôi chân què quặt- khổ thân, giờ thêm gánh nặng nghiệp chướng, oan gia. Vợ hàng ngày không làm gì ra tiền, ngoài việc trông nhà, lo cơm nước và thỉnh thoảng…say rượu. Có hôm đi làm về, thấy vợ say vật vã nằm đường, phải phiền hàng xóm giúp khiêng về nhà. Con 10 tuổi phải nghỉ học giữa chừng vì không tiền nộp học phí, sách vở nên đã nhập theo cha tập đánh trống. May mà năm 2005, chính quyền phường cất cho căn nhà, thay cho chỗ ở mái lá núp dưới hóc bụi tre, vách bằng thùng giấy. Mấy mùa đông rồi thoát khỏi nỗi khổ những cơn mưa dầm phải ngồi thức đêm tránh nước nhà dột.
Trên 30 năm gắn bó với công việc được gọi là nghề nhưng không đủ cho mức sống tối thiểu. Vậy thì sao có thể gọi nghề được? Mặc cho ai đó rẻ rúng… An vẫn thanh thản sống bằng sức lao động chính đáng. Ai mà biết, để có được những đồng tiền "hậu tạ" ít ỏi; quanh năm suốt tháng, dù mưa hay nắng, ngày hai buổi An phải lê những bước chân nghệch ngoạc, nặng nhọc qua 2km , mất 20 phút đi bộ từ nhà vào các trại hòm trung tâm thành phố, để chầu chực: 1 quan tài xuất đi - theo tới nhà có người vừa mất - xin nhận làm chân đánh trống. Điệp khúc buồn, nhưng biết làm sao được, vì đó là bát cơm manh áo cho sự sống của bản thân và vợ con.
Kiếm được đồng tiền nhờ lòng hảo tâm và tuỳ vào gia cảnh của người từ trần. Phục vụ đánh trống là việc làm không ngã giá. Đám dài ngày, đưa xa mỗi cuộc cao lắm cha con cũng được vài trăm; đám gần, nhà nghèo thường năm bảy chục ngàn; gặp đám chết của các khổ chủ tâm thần, neo đơn, có ca chết bệnh truyền nhiễm không người thân thích, không ai dám tẩm liệm, “mình nhảy vào làm đại". Đó là những hôm làm phúc không công, về ngồi nhà "đói meo”, thở giấc. Một nghề cứ tưởng không có nỗi thán “đã mang lấy nghiệp vào thân...” . Cũng có cớ sự rủi ro “Hạt gạo nhà nghèo vay lẫn đất”.
Lủi thủi, lây lất kiếm sống qua ngày, không than vãn nãn lòng. Nghĩ mà thương cho một người tật nguyền đã vượt lên số phận, chọn con đường sống cho bản thân và gia đình bằng sức lao động của chính mình. Thật xót xa, xấu hổ thay cho những kẻ “sức dài vai rộng” đầy rẫy sự sung sướng bằng những mánh khóe lọc lừa, phạm pháp đáng ghê tởm./.
( Mạnh Minh Tâm – Sở VH-TT-DL Phú Yên - 220 Trần Hưng Đạo - TP Tuy Hoà)






NHẬN DIỆN TỆ ĐỘC ĐOÁN VÀ CHUYÊN QUYỀN
Mạnh Minh Tâm
Cán bộ nào cũng vậy, khi được Đảng và Nhà nước giao cho một chức vụ nào đó thì đồng thời cũng dành cho họ những quyền hạn cần thiết để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ. Đối với cán bộ phụ trách một địa phương, đơn vị có quyền ban hành các quyết định, kiểm tra việc thực hiện các quyết định đó, lựa chọn người cộng sự, đề bạt, khen thưởng, tuyển dụng hoặc xử lý kỷ luật cán bộ, nhân viên dưới quyền theo quy định của pháp luật, v.v… thiếu các quyền đó thì người phụ trách khó mà đảm đương được nhiệm vụ của mình. Một người lãnh đạo, phụ trách được coi là công minh chính trực là người biết lắng nghe đầy đủ ý kiến của những người cộng sự, cân nhắc các phương án khác nhau để có những lựa chọn, quyết đoán sáng suốt và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.
Đó là biểu hiện cụ thể, đúng đắn của nguyên tắc tập trung dân chủ.
Như vậy, chức và quyền đi đôi với nhau, hổ trợ cho nhau. Quyền giúplàm tròn chức vụ, chức vụ bảo đảm pháp lý cho quyền. Quyền với nội dung chân chính của nó là một thứ vũ khí của người cán bộ cách mạng. Quyền đảm bảo hiệu lực công tác giữ vững nguyên tắc, kỷ cương trong nội bộ Đảng và Nhà nước. Nó giúp cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý có cơ sở pháp lý để thực thi nhiệm vụ, chủ động đứng mũi chịu sào để giải quuyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm, công tác của mình.Vì vậy, đối với cán bộ lãnh đạo phụ trách nắm vững quyền và trách nhiệm là điều cần thiết. Buông lỏng quyền được giao là trốn tránh trách nhiệm.
Tuy nhiên, điều đáng nói hiện nay là vẫn còn không ít hiện tượng cán bộ các cấp lợi dụng chức quyền để làm những điều sai trái, dẫn đến tệ độc đoán và chuyên quyền. Độc đoán là tự mình quyết đoán mọi việc, không thèm nghe ý kiến của mọi người xung quanh. Chuyên quyền là thâu tóm mọi quyền hành, tự cho mình có quyền muốn làm gì thì làm, bất chấp tổ chức. Độc đoán và chuyên quyền thường đi đôi với nhau như hình với bóng, cái này vừa là nhân, vừa là quả của cái kia.
Chúng ta hãy xem sự phát triển và diễn biến của tệ độc đoán chuyên quyền.
Khi một cán bộ nào đó được giao một chức vụ mới, thường trong thời gian đầu anh ta vẫn giữ được tính khiêm tốn, biết lắng nghe ý kiến những người chung quanh, biết tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhưng đến một lúc nào đó, anh ta thấy rằng mình được những người chung quanh vì nể, thậm chí nịnh hót, bợ đỡ vì mình có quyền. Và như vậy anh ta thấy rằng có thể sử dụng quyền đó để làm những điều có lợi cho bản thân, gia đình mình thay vì sử dụng quyền đó vì lợi ích tập thể cơ quan, đơn vị. Từ đó, nếu không giữ được mình, thiếu sự kiểm tra của tập thể, anh ta bắt đầu thâu tóm và kiếm chác bằng chức quyền của mình. Sau những đợt làm thử bằng những việc sai trái dễ được nguỵ trang như: Buộc cấp dưới phải răm rắp làm theo ý mình, cô lập những kẻ tỏ ra “bướng bỉnh”, “ban ơn” cho những kẻ cùng “cánh hẩu” với mình, lạm dụng tiêu chuẩn đãi ngộ về vật chất… lâu dần thấy trót lọt, “ngon ăn”, cứ thế mà trượt dài trên con đường sai lầm. Và nhiều hành động sai trái nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra. Chẳng hạn khi đề ra kế hoạch công tác thường xuất phát từ ý chí chủ quan của mình, coi thường chủ trương, chính sách của Đảng, phớt lờ ý kiến của những người cộng sự. Trong việc chấp hành Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên, thì vin vào quyền chủ động, sáng tạo của địa phương, coi thường sự chỉ đạo của cấp trên. Thậm chí có lúc còn coi địa phương, đơn vị mhình phụ trách như là một “giang sơn” riêng. Trong công tác thì dùng mệnh lệnh, cưỡng bức hơn thuyết phục, cho ý kkiến của mình là chân lý tuyệt đối; coi người cộng sự như là kẻ tay sai, dung dưỡng những kẻ nịnh hót, bợ đỡ; đưa tay chân, bậu xậu của mình vào những cương vị công tác chủ chốt trong cơ quan, đơn vị để vây cánh, dễ bề lũng đoạn tổ chức. Đồng thời tìm mọi cách để bưng bít sự thật, bao che cho những hành động tiêu cực; cô lập những người chính trực, trù úm những ai có ý thức đấu tranh chống lại. Thế là anh ta tự biến mình thành một con người khác với mọi người, thành một thứ người mà sinh thời Bác Hồ đã từng phát hoạ chân dung và lên án một cách nghiêm khắc: “ Khi phụ trách một vùng nào thì như một ông vua con ở đấy, tha hồ hách dịch, hoạnh hoẹ. Đối với cấp trên thì coi thường, đối với cấp dưới thì độc quyền lấn áp, đối với quần chúng thì ra vẻ quan cách, làm cho quần chúng sợ hãi. Cái đầu “ông tướng” “bà tướng” ấy đã gây ra bao ác cảm, bao chia rẽ…”
Tệ độc đoán chuyên quyền do nhiều nguyên nhân. Có người do tự cao tự đại, đặt mình cao hơn những người chung quanh; có người do đầu óc gia trưởng, dựa vào chút công lao, lên mặt cha chú đối với những người cộng sự; có người do động cơ xấu, muốn lợi dụng quyền hành để thực hiện những mưu toan cá nhân…Bất kỳ nguyên nhân nào, độc đoán chuyên quyền cũng là một tội lớn. Vì nó gây những tác hại, những tổn thất nghiêm trọng cho bộ máy của Đảng và Nhà nước. Nơi nào có tệ độc đoán chuyên quyền thì ở đó tính chủ động, sáng tạo và năng lực của cán bộ, đảng viên và quần chúng bị kìm hãm, họ thường sợ sệt, không dám phê bình người phụ trách, hoặc nể nang e dè, bỏ qua cho xong chuyện khuyết điểm của cơ quan, đơn vị nhất là của người phụ trách. Ở đó, quyền làm chủ của tập thể chỉ là hình thức, tiếng nói của những người tích cực dám thẳng thắng đấu tranh thường bị xem là “tiêu cực”.
Thực tế cho thấy, để che giấu tội lỗi, những kẻ độc đoán chuyên quyền thường không từ một thủ đoạn nham hiểm, xảo trá nào. Họ giữ quyền bằng cách tìm những chiếc ô che, cho nên họ rất khéo bợ đỡ, nịnh hót cấp trên. Họ dùng quyền để giữ quyền. Vì vậy họ ngày càng độc đoán, càng tàn nhẫn. Họ giữ quyền bằng vây cánh, bằng cách lừa bịp quần chúng, khéo mị dân.
Để phòng ngừa và khắc phục tệ độc đoán chuyên quyền ở các cấp, các ngành thì có nhiều việc phải làm đồng bộ: Tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên; Phát huy dân chủ nội bộ, đề cao tự phê bình và phê bình; đẩy mạnh công tác kiểm tra của Đảng; xử lý kịp thời và nghiêm minh những kẻ độc đoán, chuyên quyền…Cùng với những công việc đó, phải không ngững cải tiến công tác tổ chức, xây dựng và chỉnh đốn nội bộ đảng, xây dựng và hoàn thiện quy chế làm việc ở từng cấp, từng ngành; xác định trách nhiệm của từng tổ chức và cá nhân một cách rõ ràng, rành mạch.
Một tổ chức, bộ máy mạnh, hợp lý, với những quy định rõ ràng về chức trách, ngguyên tắc và lề lối làm việc sẽ có tác dụng không nhỏ trong việc phòng ngừa và kiềm chế tệ độc đoán, chuyên quyền. Vấn đề đặc biệt lưu ý là phải coi trọng phát huy quyền làm chủ và lắng nghe ý kiến của quần chúng. Với sự nhạy cảm rất tài tình của quần chúng, chúng ta dễ dàng nhận diện “chân tướng” của những biểu hiện độc đoán chuyên quyền mà lên án, gạt bỏ những kẻ lợi dụng chức quyền để thoả mãn những dục vọng, những mưu toan vì lợi ích cá nhân để không ngừng xây dựng tổ chức, bộ máy của Đảng và Nhà nước ngày càng trong sạch vững mạnh./.