Friday, July 24, 2009

TÌNH GIÀ
Phan khôi


Hai mươi bốn năm xưa
dưới ngọn đèn mờ
trong gian nhà nhỏ
Hai cái đầu xanh kề nhau than thở
Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng
mà lấy nhau hẳn là không đặng
Để đến nỗi tình trước, phụ sau
Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau.
Hay, nói mới bạc làm sao chớ!
Buông nhau làm sao cho nỡ!
thương được chừng nào hay chừng nấy
Chẳng qua ông trời bắt đôi ta phải vậy.
ta là nhân ngãi đâu có phải vợ chồng
mà tính việc thủy chung
Hai mươi bốn năm sau, tình cờ trên đất khách gặp nhau
Đôi mái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung, đố có nhìn ra được.
Ôi chuyện cũ mà thôi.
Liếc đưa nhau đi rồi con mắt còn có đuôi./.


CÂY CẢNH
Thanh Hào
Cũng là cổ thụ đấy thôi
Cũng cao tuổi thọ, năm mười chục năm
Phải chi số phận chọn nhầm
Sức bền chịu đựng chôn chân một thời
Muốn chồi nào được có chồi
Nhát dao, lưỡi kéo tay người rợn kinh
Uốn thân, uốn ngọn, uốn cành
Còng lưng, mình có là mình nữa đâu
Vào nơi cửa rộng thềm cao
Mua đi, bán lại tặng nhau mất gì
Miệng người khen, miệng kẻ chê
Muốn về rừng rậm có về được sao
Phố phường khuất đỉnh núi cao
Mây chiều gió sớm trăng sao mịt mờ
Chợ đời mua bán, bán mua
Cây ơi có nhớ hoang sơ rừng già.



TRÁCH PHẬN (lời mới)
Nguyễn Phụng Kỳ


Nói: Thưa bà con cô bác, có ai thấy vợ con tui ở đâu không?
Tôi tên là Sáu Đóm
Ngụ tại xóm Chùa Hang
Tôi đi tìm vợ mà ruột gan khô héo
...Bởi vì tui làm chồng, làm cha mà hư đốn
cờ bac, xỉn say, cho vay cụt vốn; cho nên vợ con tui nó bỏ trốn phương nào...
(Nẫu ca)
Thân trách thân, thân sao khờ dại
Mình trách mình, sao thất bại quá xót xa
Bởi vì tôi mà tan cửa, nát nhà
Đêm năm canh tê tái lệ tôi sa vắn dài
Em ơi! tui nghe rằng nẫu nói em đi theo trai
Còn con anh nó vô tận Đồng Nai nó bán bánh xèo
Anh bây giờ, anh túng quẩn anh học thiến heo
Thiến đâu chết đấy, nẫu cứ theo nẫu bắt đền
Anh bây giờ nhà dưới cho tới nhà trên
Chỉ còn manh chiếu rách mà chẳng nên thứ gì.
Nhớ hầu nào có tủ lạnh, có ti vi
Sáng vù xe máy, đi ăn bánh mì ốp la
Trong chuồng nào là vịt, nào là gà
Muốn ăn thì cắt cổ, cả nhà tiết canh
Hũ rượu sành đủ loại rắn nó phanh (khoanh)
Thuốc cường dương đại bổ sức lực anh dồi dào
Mà bây giờ anh gầy yếu, anh xanh xao
Mà râu ria rậm rạp chẳng ma nào thèm ưng
Anh bây giờ không một cắc để dắt lưng
Gặp bia ôm anh cũng bái, gái đương xuân anh cũng từ
(chớ) Nói ra càng mắc cỡ, càng hổ ngư (ngươi)
(chớ) ăn năn đã muộn, vì lỡ hư quá đà
(Chớ) Em ơi! chớ nỡ lòng nào lại bỏ thằng chồng già
Để (mà) đi theo nẫu vô Khánh Hòa hay ra Qui Nhơn
Đêm em nằm nẫu ấp, nẫu ôm
Bỏ Qua đây lạnh lẽo suốt đêm hôm hỡi trời
Em ơi! anh xin thề , anh nói anh giữ lấy lời
Sai đâu sửa đấy sống cuộc đời thanh cao
Anh xin thề không say xỉn, không hát tào lao
Không nhậu nhẹt, quậy phá làm ồn ào xóm thôn
Anh xin thề nuôi con khỏe, dạy con ngoan
Gia đình hạnh phúc dưới trên thuận hòa
Anh xin thề đoàn kết với mọi nhà
Góp phần chống lũ gian tà bất nhân
Làm tròn nghĩa vụ công dân
Vợ chồng chung thủy nghĩa nhân vẹn toàn
Chớ đôi lời tâm sự với bà con
Tôi ăn năn, tôi hối cải, ai nỡ còn giận tui
Tui xin thề không nói ngược mà làm xuôi
Vợ tui ở đây không có, cho tui rút lui - tui đi tìm./.


BÊN MỘ CỤ NGUYỄN DU
Vương Trọng

Tưởng rằng phận bac Đạm Tiên
Ngờ đâu cụ Nguyễn tiên điền nằm đây
Ngẩn trời cao cuối đất dày
Cắn môi, tay nắm bàn tay của mình

Một vùng cồn bãi trống thinh
Cụ cùng thập ngoại chúng sinh nằm kề
Mộ phần chẳng cắm hoa lê
Bạch đàn đôi ngõ, gió về nỉ non
Xạc xào lá cỏ héo hon
Bàn chân cát bụi lối mòn nhỏ nhoi
Lặng im bên nắm mộ rồi
Chưa tin mình đã đến nơi binh tuyền
Không cành để gọi tiếng chim
Không hoa cho luống mang thêm nắng trời
Phong trần cỏ ấu tay người
Nắm hương tảo mộ cắm rồi lại xiêu
Thanh minh trong những câu Kiều
Rưng rưng con đọc buổi chiều vi xuân
Cuối đầu tưởng nhớ vĩ nhân
Phong trần còn để phong trần riêng ai
Bao giờ cây súng rời vai
Nước non chở đá tượng đài xây nên
Trái tim lớn giữa thiên nhiên
Tình xưa nối nghiệp suốt nghìn năm sau./.

HẠNH PHÚC
Chúc hạnh phúc! Cuối mỗi bức thư chúng ta thường chúc nhau như vậy. Và đây cũng là lời chúc gói ghém đủ hết tất cả. Vậy hạnh phúc là gì?
Một số người cho đó là sự thõa mãn; trong chừng mực nào đó thì họ đúng. Một ngụm nước đối với người sắp chết khát đó không chỉ đơn thuần là sự thỏa mãn. Đó là hạnh phúc! Và ngay một mãu bánh mì đối với người sắp chết đói, một túp lều ấm đối với người đang gặp cơn bão tuyết... cũng là hạnh phúc.
Cách đây ít năm nhà sinh học Anh giêm-on-be đã cắm cực điểm vào một điểm nhất định trong vùng dưới vỏ não của chuột; nhờ giẫm vào một bàn đạp đặc biệt, chuột có thể xung điện vào vỏ não của mình - vùng này gọi là "Trung khu thỏa mãn". Chuột thật nhảy cẩng lên vì sung sướng và giẫm lên bàn đạp tới 8000 lần trong một giờ đồng hồ, quên cả ăn và mệt nhoài...
Xin các bạn đừng cười, tôi nói không nhầm đúng là hạnh phúc thật. Những con chuột đó cảm thấy hạnh phúc với niềm hạnh phúc chuột của mình. Niềm hạnh phúc này không khác gì cảm giác thỏa mãn do xung điện gây ra. Ngoài ra chuột không có gì hơn nữa; và chuột chỉ mãi mãi vẫn là chuột thôi.
Còn hạnh phúc của tôi và các bạn, đó chẳng lẽ chỉ có là sự thỏa mãn thôi sao? Dĩ nhiên là không phải. Bởi chúng ta không phải là chuột. Hạnh phúc của con người là cảm giác thỏa mãn do chỗ hoạt động của mình đã đem lại lợi ích cho n gười khác, là tinh thần nảy nở trong lao động sáng tạo.
Đứng về mặt tâm lý học, cảm giác hạnh phúc luôn luôn xuất hiện khi kết quả hoạt động trùng hợp với mục đích đặt ra từ trước. Mục đích càng lớn lao, đạt được mục đích càng khó khăn; thì con người đạt được mục đích càng cảm thấy hạnh phúc!
“Có một điều mà con người ta không thể để mất, trong số đó quan trọng nhất là thanh danh của mình. Nếu mất sự sống là cái chết về mặt cá nhân, thì mất thanh danh là cái chết về mặt xã hội” KimWooChoong.
“Mỗi người đều có một cái tên và một danh hiệu, chúng không chỉ miêu tả cá nhân mà theo một nghĩa nào đó chúng chính là bản thân người đó” Kim Woo Choong. Vậy thì đừng biến tên tuổi của mình thành một điều hổ thẹn.

KHI NÀO QUÊN ĐI LÀ CÓ LỢI !
25% là tài liệu đã ghi nhớ thường quên đi sau một ngày. Hiệu quả của ý nghĩa ghi nhớ thường cao hơn hiệu quả của ghi nhớ máy móc khoảng 25% lần. Những tài liệu ghi nhớ theo ý nghĩa được giữ lại lâu hơn, mặc dù ngày này qua ngày khác, nếu ta không gợi lại trong trí nhớ thì sớm muộn gì cũng sẽ quên đi.
Nhưng nếu nghĩ rằng ghi nhớ bao giờ cũng có lợi là không đúng. Nhiều khi chúng ta ghi nhớ những cái linh tinh hoàn toàn không cần thiết, cuối cùng chồng chất ngổn ngang trong trí nhớ chúng ta- nếu như chúng ta không sớm quên những cái vụn vặt đó đi.
Quên giúp chúng ta tránh được việc nhớ lại những chuyện chẳng lấy gì làm vui thú lắm. Và đây chính là điều quan trọng, giúp ta gạt bỏ những chi tiết, chỉ giữ lại những khái niệm, kết luận chủ yếu và khái quát nhất. Sở dĩ chúng ta có thẻ lĩnh hội và truyền đạt lại theo ý mình những điều đọc được chính là do chúng ta không thể học thuộc lòng tất cả theo ý nghĩa được.
Có một người không quên cái gì cả. Ông ta đang nằm điều trị tại một bệnh viên tâm thần. Bệnh nhân này nhớ đủ mọi thứ ngổn ngang trong đầu óc và không thể nào diễn tả nổi một ý nghĩa riêng của mình.
Trí nhớ của ông ta, ông ta có thể tái hiện nguyên văn những bài báo dài mà người ta đọc cho ông ta nghe cách đó vài hôm; còn ý nghĩa của những bài báo đó thì ông ta không hiểu gì cả. Thậm chí ông không thể nào trình bày lại bằng lời của mình, ngay đến một cuốn sách thiếu nhi đơn giản nhất.
Trí nhớ đặc biệt ấy, không có giới hạn cả về khối lượng lẫn thời gian. Con người ấy có thể dễ dàng nhớ một dãy trăm chữ số, từ ngữ âm tiết không có ý nghĩa gì cả, ông ta có thể tái hiện các chữ số, từ ngữ,âm tiết ấy sau mười, mười lăm năm trời, song ông ta ghi nhớ mặt người rất tồi.
Ông ta nói: "Nét mặt người ta cứ luôn luôn thay đổi, rất phức tạp - lúc thì cười, lúc thì nghiêm nghị...đầu óc tôi cứ rối mù lên cả." Con người đó không sao tìm được đất dụng võ cho trí nhớ khác thường của mình. Suôt đời ông ta chỉ làm một việc, mỗi công việc giống như anh diễn viên xiếc: Biểu diễn cái trí nhớ, không hề quên điều gì của mình !





BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
Bài bố cáo với quốc dân về việc Vua Lê Thái Tổ đã bình định xong giặc Minh bên Tàu viết bằng chữ Hán, do đại thần Nguyễn Trải làm ra (xem chữ Nguyễn Trãi). Trong bài này Nguuyễn Trãi đã dùng từ văn chương ca tụng công nghiệp khai sáng của vua Lê. Lời lẽ trong bài “Bình Ngô Đại Cáo” hùng hồn, sắc bén nêu cao hùng khí của người xưa về tinh thần bất khuất của dân tộc ta. Đọc văn trong bài này, hậu thế lấy làm hãnh diện cảnh vinh quang của đất nước và lấy làm hứng khởi. Dưới đây là bài dịch “Bình Ngô Đại Cáo” ra Quốc âm của cụ Ưu Thiên Bùi Kỷ, bản dịch này được xem là hay nhất, và đã dịch sát nguyên bản Hán văn, với những câu chính xác:
Tường mảng:
Việc nhan nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phát chỉ vì khử bạo. Như nước Việt ta từ trước vốn xưng văn hiến đã lâu. Sơn hà cưong vực đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập, cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương. Dẫu cường nhược có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung sợ uy mất vía; Triệu Oai nghe tiếng giật mình. Cửa Hàm Tử giết tươi Toa Đô, sông Bạch Đằng bắt sống Ô Mã. Xét xem cổ tích đã có minh trưng. Vừa rồi: Vì họ Hồ chính sự phiền hà, để trong nước nhân dân oán hận. Quân trưng cường Minh đã thừa cơ tứ ngược, bọn gian tà bán nước cầu vinh, con đỏ xuống hầm tai vạ. Chước dối đủ muôn nghìn khoé, ác chứa ngót hai mươi năm. Bại nhân nghĩa nát cả càn khôn, nặng khoá liễm vét không sơn trạch.
Nào lên rừng đào mỏ, xuống biển mò châu, nào hố bẫy hươu đen, nào lưới dò chim trả. Tàn hại cả côn trùng, thảo mộc, nheo nhóc thay! Quan quả điên liên. Kẻ há miệng, đứa nhe răng, máu mở bấy! nô nê chửa chán; nay xây nhà mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa. Nặng nề những nỗi phu phen, bắt bớ mất cả nghề canh cửi. Độc ác thay! trúc rừng không ghi hết tội, dơ bẩn thay nước bể không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất tha cho, ai bảo thần nhân nhịn được.
Ta đây:
Núi Lam Sơn khởi nghĩa, chốn hoang dã nương mình. Ngắm non sông thêm nỗi thế thù, thề sống chết cùng quân nghịch tặc? Đau lòng, nhức óc, chốc là mười mấy nắng mưa, nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối. Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh, ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ. Những trằn trọc trong cơn mộng mị, chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi. Vừa khi cờ nghĩa dấy lên, chính luc quân thù đang thịnh. Lại ngặt vì tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu. Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần, nơi duy ác thiếu người bàn bạc. Đôi phen vùng vẫy, vẫn đăm đăm con mắt dục đông; mấy thuở đợi chờ, luống đằng dẳng cổ xe hư tả. Thế mà trông người đều vắng ngắt, vẫn mịt mù như kẻ vọng dương, thế mà tự ta, ta phải lo toan, thân vội vã như khi chửng nịch. Phần thì giận hung đồ ngang dọc, phần thì lo quốc bộ khó khăn. Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần, khi Khôi Huyên quân không một đội. Có lẽ trời muốn trao cho gánh nặng, bắt phải trải qua bách chiến thiên ma, cho nên ta cố gắng gan bền, chấp tất cả nhất sinh thập tử. Múa đầu gậy ngọn cở phất phới, ngóng văn nghê bốn cõi đan hồ, mở tiệc quân chén rượu ngọt ngào khắp trong tướng sỹ một lòng phu tử. Thế giặc mạnh, ta yếu mà ta địch nổi, quân giặc nhiều ta ít, mà ta được luôn.
Dọn hay:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhan mà thay cường bạo. Trận Bồ Đằng sấm vang sét dậy, miền Trà Lân trúc phá tro bay. Sỹ khí đã hăng, quân Thanh càng mạnh, Trấn Trí, Sơn Thọ mất vía chạy tan, Phương Chính, Lý An tìm đường trốn tránh. Đánh Tây kinh phá tan thế giặc, lấy Đông Đô thu lại cõi xưa. Dưới Ninh Kiều máu chảy thành sông, bến Tuỵ Động xác đầy ngoài nội. Trần Hiệp thiệt mạng, Lý Lan lại phơi thây. Vương Thông hết cấp lo lường, Mã Anh khôn đường cứu đỡ. Nó đã trí cùng lực kiệt bó tay không biết tính sao, tay đây mưu phật công tâm, chẳng đánh mà người chịu khuất. Tưởng nó đã thay lòng đổi dạ, biết lẽ tới lui, ngờ đâu còn kiếm cớ, kiếm phương, gây mầm tội nghiệt. Cậy mình là phải chỉ quen đổ vạ cho người, tham công một thời, chẳng bỏ bày trò dở duốc. Đến nỗi đứa trẻ con như Tuyên Đức







No comments: